Loading...
Tin tức  Tin nha khoa

Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng khôn mau lành vết thương

02:31 | 10/06/2024
Chế độ chăm sóc và vệ sinh sau nhổ răng khôn là vấn đề cần được chú trọng để mau lành thương, tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn lo lắng không biết thực hiện như thế nào. Trong bài viết sau, Nha khoa MedDental sẽ chia sẻ cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn. Hãy cùng theo dõi ngay.
 
Chế độ chăm sóc và vệ sinh sau nhổ răng khôn là vấn đề cần được chú trọng để mau lành thương, tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn lo lắng không biết thực hiện như thế nào. Trong bài viết sau, Nha khoa MedDental sẽ chia sẻ cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn. Hãy cùng theo dõi ngay.

1. Mức độ quan trọng của việc chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

Chăm sóc sau khi nhổ không chỉ giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương, mang lại sự thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày (1). Thời gian hồi phục nhanh chóng chỉ trong khoảng 3 – 5 ngày sau khi nhổ răng. Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn còn mang lại nhiều lợi ích:
– Ngăn chặn chảy máu: chăm sóc đúng cách sau nhổ răng khôn giúp ngăn chặn tình trạng máu chảy sau phẫu thuật, giúp vết thương nhanh lành
– Giảm sưng, đau: chăm sóc răng miệng tốt còn giúp giảm sưng và đau sau nhổ răng, giảm nguy cơ gặp nhiễm trùng và biến chứng đến sức khỏe răng miệng.
– Thúc đẩy tái tạo tế bào mới: chăm sóc sau khi nhổ răng khôn tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình lành vết thương tự nhiên của cơ thể

2. Mới nhổ răng khôn xong nên làm gì

Nha sĩ khuyến cáo khách hàng nên thực hiện theo chỉ dẫn dưới đây để giảm đau đớn và ngăn chặn chảy máu nhiều.

2.1. Cắn chặt bông gòn trong tối thiểu 30 phút

Để giảm tình trạng chảy máu, sau khi nhổ răng bạn phải cắn chặt bông gạc trong miệng. Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 1 miếng gạc sạch
– Gấp nhỏ miếng gạc lại thành hình vuông
– Đặt miếng gạc đã chuẩn bị vào vị trí vừa nhổ răng
– Cắn giữ để cố định miếng gạc trong khoảng 30 – 45 phút
– Sau đó gỡ ra đợi máu đông lại. Nếu vết nhổ răng còn rỉ máu, bạn có thể tiếp tục ngậm bông băng để thấm máu

2.2. Chườm lạnh để giảm đau

Chườm đá lạnh là cách giảm đau sau nhổ răng khôn nhanh chóng và đơn giản nhất. Nhiệt độ thấp sẽ làm giảm quá trình lưu lượng máu đến vùng bị viêm, hạn chế sưng đỏ khó chịu.
Cách thực hiện:
– Lấy 2 – 3 viên đá lạnh và bọc lại trong khăn sạch
– Chườm đá lạnh lên vùng má bên ngoài vị trí răng bị đau nhức. Di chuyển khăn chườm tránh bị bỏng lạnh
– Hãy chườm đá trong 15 – 20 phút. Lưu ý chia làm nhiều lần chườm và không chườm quá 20 phút/ lần. Hãy chờ khoảng 30 – 40 phút trong mỗi lần chư

2.3. Chườm ấm

Ngoài chườm lạnh, bạn cũng có thể kết hợp phương pháp chườm nóng để làm giảm đau nhức do nhổ răng khôn. Lưu ý rằng, chườm nóng chỉ thực hiện từ ngày thứ 2 sau nhổ răng trở đi. Hơi nóng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, làm tan máu tụ, giảm tình trạng sưng mặt, cơn đau nhức cũng được xoa dịu nhanh chóng. Cách thực hiện:
– Cần chuẩn bị một chiếc khăn bông mềm và sạch
– Đun sôi nước đến khoảng 70 đến 80 độ C
– Nhúng khăn sạch vào nước nóng đã chuẩn bị, vắt khô rồi chườm lên vùng má bị sưng, đau
– Mỗi lần chườm trong khoảng 2 – 3 phút. Thực hiện trong 10 phút bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều

2.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn cần phải được thực hiện kỹ hơn so với bình thường để tránh viêm nhiễm xảy ra (2).
– Dùng bàn chải nhỏ, lông mềm an toàn để chải nhẹ nhàng theo chiều dọc của men răng. Chải chậm tại vị trí các răng gần răng khôn để đảm bảo lông bàn chải không đụng đến vết thương
– Dùng kem đánh răng ít mùi, không có vị ngọt, the cay
– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa luồn sâu vào kẽ răng, làm sạch chân răng một cách tốt hơn (3)
– Khi cục máu đông đã ổn định, nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn và làm sạch vết thương

2.5. Chế độ sinh hoạt hợp lý

Khoảng 2 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn nên có chế độ sinh hoạt hợp lý như sâu:
– Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động mạnh
– Bạn có thể uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa
– Không dùng ống hút, hạn chế hắt xì hay khạc nhổ bởi sẽ tạo áp lực trong miệng, làm cục máu đông bị vỡ ra gây chảy máu
– Bỏ thuốc lá trong suốt quá trình lành vết thương, đặc biệt là trong vài ngày đầu sau nhổ răng
– Nên nhai ở phía không nhổ răng và tránh ăn, uống đồ quá nóng hay lạnh
– Không tham gia hoạt động thể dục, thể thao trong 1 ngày đầu sau khi nhổ răng khôn
– Không dùng thuốc chứa aspirin vì có thể làm loãng máu, chảy máu nhiều, dẫn tới khó hình thành cục máu đông (4)
– Không đưa vật nhọn, lưỡi, đũa, thìa, khăn lau, ngón tay vào vị trí vết nhổ
– Không nằm đè lên vùng má vừa nhổ răng
– Uống nước ấm để làm dịu cơn đau và tránh khô miệng

2.6. Ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa

Để vết thương nhanh hồi phục, tránh nguy cơ viêm nhiễm nên ưu tiên ăn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo, sữa, bún, phở,… Bổ sung đồ ăn, thức uống chứa nhiều vitamin, khoáng chất như trái cây, sinh tố,… để đẩy nhanh quá trình tái tạo và phục hồi mô nướu.

2.7. Liên hệ với bác sĩ phụ trách khi có các dấu hiệu bất thường

Thời gian hồi phục sau khi nhổ răng phụ thuộc vào vị trí cũng như tình trạng của răng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ cảm thấy đỡ đau hơn sau 3 ngày. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường như sau, hãy liên hệ với bác sĩ nha khoa ngay lập tức:
– Đau nhức kéo dài hơn 3 – 5 ngày vẫn không thuyên giảm
– Cơ thể sốt cao, người mệt mỏi
– Sưng và đỏ quanh vùng răng nhổ, có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm
– Chảy máu liên tục
– Có mùi hôi từ khoang miệng

3. Mới nhổ răng khôn xong không nên làm gì

Trong vài ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn sau để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất:

3.1. Không nên sử dụng các loại thuốc lá

Thuốc lá có chứa các thành phần như cacbon oxit,nicotine và axit cyanhydric làm giảm nồng độ oxy trong mô tế bào, làm chậm quá trình lành vết thương.Tránh xa các loại thuốc lá trong 3 ngày sau nhổ răng khôn.

3.2. Không sử dụng các loại bàn chải cứng, chải mạnh

Không nên sử dụng bàn chải răng cứng và không chải răng quá mạnh, đặc biệt ở khu vực xung quanh vết thương. Bàn chải cứng hoặc chải mạnh sẽ làm tổn thương vùng niêm mạc và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Bạn nên sử dụng bàn chải răng lông mềm và chải răng một cách nhẹ nhàng. Bạn có thể tránh chải răng ở khu vực nhổ răng cho vết thương lành dần.
chăm sóc sau nhổ răng khôn
Không sử dụng các loại bàn chải cứng, chải mạnh

3.3. Không sử dụng rượu bia

Rượu bia chứa hàm lượng đường cao và axit, làm tăng viêm nhiễm trong khoang miệng. kiêng rượu bia trong 5 – 7 ngày kể từ khi vết thương ổn định để giảm thiểu sự khó chịu và tăng cường quá trình phục hồi.

3.4. Tránh ăn các loại thức ăn cứng, cay, nóng

Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần tránh những loại thức ăn cứng, cay nóng, dễ vỡ vụn, dễ làm kẹt vào vùng răng bị trống. Cụ thể:
– Đồ ăn dai, cứng, giòn bám dính như hoa quả, xương, sườn, sụn, bánh đa, bim bim, kẹo dẻo, bỏng ngô,…
– Thức ăn từ ngũ cốc, các loại hạt như hạt dẻ, lạc, đậu, hạt điều,…
– Món ăn có nhiệt độ nóng, lạnh hoặc chua, cay như lẩu, kem, nước đá, mì cay, tương ớt, chanh, ớt,…
– Đồ ngọt, nước uống có chứa gas, cafein, phẩm màu như nước ngọt, cà phê, bia, rượu,…
– Bỏ thói quen hút thuốc lá
– Thực phẩm giòn và dễ vỡ vụn như bánh quy, khoai tây chiên,…
Trên đây là những giải đáp cụ thể của đội ngũ chuyên gia tại Nha Khoa  MedDental về cách chăm sóc sau nhổ răng khôn. Tuân thủ đúng những chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn, chắc chắn vết thương sẽ hồi phục nhanh chóng. Đến khi vết nhổ răng khôn lành lại, bạn có thể tự tin ăn nhai mọi thứ mà không lo đau, nhức răng nữa.
Đặt lịch khám

Các tin khác

Một số thuốc viêm lợi thường dùng bạn nên biết

Một số thuốc viêm lợi thường dùng bạn nên biết

Viêm lợi là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến với biểu hiện ban đầu là chảy máu chân ...
(20/08/2023)
Nguyên nhân nứt răng cửa và cách xử lý tốt nhất

Nguyên nhân nứt răng cửa và cách xử lý tốt nhất

Răng cửa là một trong những chiếc răng có vai trò thẩm mỹ rất quan trọng trên cung hàm. Vì vậy, ...
(20/08/2023)
Những điều bạn cần nắm rõ khi nướu răng bị sưng

Những điều bạn cần nắm rõ khi nướu răng bị sưng

Nướu răng bị sưng có thể là dấu hiệu của tình trạng mọc răng khôn và nhiều bệnh lý nha khoa ...
(20/08/2023)
Giải đáp: Bị mất răng lâu năm có trồng Implant được không

Giải đáp: Bị mất răng lâu năm có trồng Implant được không

Trên thực tế, có không ít người bị mất răng nhưng chủ quan, không trồng răng giả sớm. Theo thời gian, ...
(19/05/2024)
BIẾN CHỨNG SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

BIẾN CHỨNG SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Nhổ răng khôn rất cần thiết với những trường hợp mọc lệch, bị sâu,.. Tuy nhiên, trước khi nhổ răng, nhiều ...
(05/01/2024)
 Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: Giải mã thắc mắc

Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: Giải mã thắc mắc "nhổ hay trám" và bí quyết xử lý tối ưu

Sâu răng sữa là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy răng sữa sẽ được thay thế bởi ...
(13/05/2024)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc