Niềng răng pha lê (hay còn được gọi với cái tên khác là niềng răng Sapphire) là phương pháp sử dụng khí cụ chỉnh nha có cấu trúc giống hệt mắc cài kim loại thông thường. Điểm khác biệt duy nhất là mắc cài được làm từ đá Sapphire hoặc đá ngọc bích nhân tạo
Trải qua quá trình cắt gọt, phay và đánh bóng, màu sắc của mắc cài Sapphire trở nên đẹp hơn và sẽ “tàng hình” khi gắn trên răng thật.
Niềng răng bằng mắc cài pha lê tốt và mang lại hiệu quả tích cực với thời gian nhanh chóng, chi phí hợp lý và đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Sau khi được gia công, mài dũa, đánh bóng, những chiếc mắc cài pha lê trở nên trong suốt. Vậy nên, khi gắn vào răng, chúng rất khó nhìn thấy.
Kết hợp với dây cung màu trắng, người đối diện sẽ phải rất để ý mới có thể nhận ra bạn đang đeo niềng răng Sapphire.
Với các loại mắc cài kim loại, dây cung gắn ở mắc cài sẽ dễ bị ố màu khi tiếp xúc với thực phẩm. Còn với niềng răng pha lê, đá Sapphire không bị nhiễm màu thực phẩm nên bạn không ố vàng răng xung quanh khu vực đặt mắc cài.
Do chỉ thay đổi về chất liệu nên niềng răng pha lê vẫn đảm bảo được hiệu quả chỉnh nha. Hầu hết các trường hợp sai khớp cắn do răng đều có thể khắc phục với thời gian từ 18 – 24 tháng.
Do nguyên liệu chế tác mắc cài pha lê là Sapphire, kèm thêm kỹ thuật gia công đòi hỏi tỉ mỉ và chính xác nên chi phí cao hơn mắc cài kim loại thông thường.
Để đảm bảo độ bền tốt nhất cho mắc cài pha lê, diện tích của mắc cài sẽ to hơn một chút so với các loại mắc cài khác. Vì vậy, đôi khi sẽ gây cảm giác cộm và vướng víu trong thời gian đeo niềng.
Độ cứng chắc của pha lê kém hơn so với kim loại. Do vậy, nếu bạn là người hay chơi thể thao, thường phải vận động mạnh thì không nên sử dụng mắc cài pha lê để niềng răng.
Trên thực tế, ngoại hình của mắc cài pha lê và mắc cài sứ quá giống nhau, kèm vào đó là cấu trúc cũng tương tự nên rất nhiều người phân vân về sự khác nhau của hai loại khí cụ trên.
Dưới đây là những điểm giống và khác nhau nổi bật nhất, bạn có thể tham khảo qua:
– Đều dùng hệ thống dây cung và mắc cài
– Mắc cài đều có màu trong suốt, đồng màu răng hoặc màu trắng
Tính thẩm mỹ: Được chế tác từ đá Sapphire nên mắc cài pha lê có độ trong suốt cao hơn mắc cài sứ. Khi gắn lên răng thật gần như sẽ chỉ nhìn thấy màu răng.
Độ bền: Mắc cài pha lê có độ bền kém hơn so với mắc cài sứ. Nếu phải chịu lực tác động mạnh, mắc cài pha lê rất dễ bị nứt, vỡ.
Khả năng kháng màu: Mắc cài pha lê rất khó bị nhiễm màu thực phẩm. Độ trong suốt và màu sắc của khí cụ niềng pha lê gần như giữ nguyên theo năm tháng. Trong khi đó, mắc cài sứ dễ bị ngả vàng nếu bạn thường xuyên sử dụng thực phẩm sẫm màu như củ dền, socola, cà phê…
Độ bám dính: Với công nghệ tạo độ dính bằng bột zirconium nên mắc cài sapphire dính chắc hơn mắc cài sứ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận trong việc ăn uống và vệ sinh để tránh mắc cài bị bung, tuột ra ngoài.
So sánh hai phương pháp chỉnh nha mắc cài pha lê và mắc cài sứ
Mặc dù niềng răng bằng mắc cài pha lê có rất nhiều ưu điểm nhưng nếu muốn đạt hiệu quả cao nhất, bạn vẫn nên tuân thủ một số lưu ý sau:
– Không nên ăn các loại hoa quả, thực phẩm hay các loại hạt cứng để tránh khả năng bị bung tuột mắc cài niềng răng.
– Tránh ăn thực phẩm dai, dính bởi sẽ gây khó khăn trong việc làm sạch nếu chúng bị dính vào mắc cài.
– Sử dụng bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ, máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch răng hàng ngày.
– Tuân thủ đúng lịch tái khám của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha và giảm tỷ lệ hỏng mắc cài pha lê.
Niềng răng mắc cài pha lê là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn bởi không chỉ có hiệu quả chỉnh nha tốt mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ trong thời gian đeo niềng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín và chăm sóc răng miệng cẩn thận để răng nhanh chóng dịch chuyển về đúng vị trí.