Loading...
Tin tức

Sưng má trong miệng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

04:51 | 20/08/2023

Một vấn đề răng miệng rất thường gặp phải ở mọi lứa tuổi đó là viêm lợi. Nếu không chữa trị kịp thời thì tới giai đoạn nhất định nó sẽ tiến triển thành viêm lợi sưng má hay sưng má trong miệng, sưng mặt làm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt thường ngày. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và cần điều trị như thế nào?

1. Sưng má trong miệng là gì?

Không khó để bắt gặp những trường hợp bị viêm lợi, viêm chân răng, đây là một dạng thương tổn ở nướu lợi gây viêm nhiễm và kéo theo nhiều biến chứng khác như sưng má trong miệng, viêm lợi có mủ gây cảm giác khó chịu, đau nhức. Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn sưng má trong miệng, sưng mặt thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ăn uống và việc giao tiếp cũng khó khăn hơn.

Ban đầu chứng viêm lợi không có triệu chứng gì đặc trưng nên thường bị bỏ qua. Các biểu hiện ban đầu thường là chảy máu chân răng, sưng đỏ nướu và hơi thở có mùi khó chịu. Đa số trường hợp đều phải tới giai đoạn nặng khi viêm lợi xuất hiện ổ mủ hoặc gây sưng má thì mới được chú ý tới.

Tình trạng sưng má trong miệng

Tình trạng sưng má trong miệng

2. Viêm lợi gây sưng má trong miệng có nguy hiểm không?

Viêm lợi mặc dù không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị sớm thì cũng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp, gây tác động nặng nề tới chất lượng cuộc sống, hơn nữa việc điều trị về sau sẽ càng khó khăn hơn.

Một số biến chứng có thể xảy đến bao gồm:

  • Viêm tủy răng: Vi khuẩn gây viêm lợi sưng má sẽ dần tấn công đến mô răng, lan dần vào tủy gây viêm nhiễm. Kèm theo đó là cảm giác đau nhức dai dẳng, nghiêm trọng hơn có thể đau buốt tới tận óc.
  • Viêm nha chu: Viêm nướu gây sưng má trong miệng tiến triển nặng sẽ lan rộng tới cả những tổ chức nha chu khác quanh răng, dẫn đến tiêu xương, thương tổn dây chằng.
  • Lung lay răng và thậm chí mất răng: Các tổ chức quanh răng bao gồm mô nướu, xương ổ răng yếu dần, không còn đủ chắc khỏe dẫn tới hiện tượng tụt lợi, lợi tách khỏi nướu. Khi vấn đề này trở nên nghiêm trọng thì răng của bạn sẽ bắt đầu gãy rụng và lung lay.
  • Biến chứng liên quan tới sức khỏe cơ thể: Tình trạng viêm lợi sưng má nếu kéo dài có thể tác động tới sức khỏe toàn thân, tăng nguy cơ viêm phổi, đau tim, đột quỵ.

Chính bởi những biến chứng này mà bạn không được chủ quan khi phát hiện các triệu chứng cảnh báo viêm lợi. Nếu nhận thấy bất cứ bất thường nào, tốt nhất bạn nên tới phòng khám nha khoa gần nhất để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Viêm lợi không được điều trị có thể gây gãy rụng răng

Viêm lợi không được điều trị có thể gây gãy rụng răng

3. Giải pháp khắc phục sưng má trong miệng

Viêm nướu gây sưng má trong miệng cần được chữa trị từ nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố kích thích, giữ môi trường khoang miệng sạch sẽ để vi khuẩn không lây lan trong miệng:

  • Trước tiên, bạn cần cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám ở cả kẽ răng, bề mặt răng và bên dưới nướu, từ đó phòng tránh vi khuẩn gây tổn hại đến răng lợi.
  • Người bị viêm lợi tiến triển đến giai đoạn sưng má trong miệng, sưng mặt cần dùng thêm một số loại thuốc giảm sưng, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp viêm lợi nặng cần điều trị kết hợp với các kỹ thuật nha khoa khác. Nếu mô lợi đã bị teo đi nhiều không thể phục hồi được thì cần thực hiện ghép vạt lợi. Có trường hợp cần ghép thêm xương để bù đắp lại phần xương hàm đã bị tiêu biến.

Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị viêm lợi sưng má, bạn cần thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách để kết quả sau điều trị được duy trì tốt. Cụ thể, bạn cần chải răng hàng ngày và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng. Cùng với đó là xây dựng chế độ ăn lành mạnh, thăm khám định kì sau mỗi 6 tháng hoặc theo lịch hẹn với bác sĩ nha khoa.

Chăm sóc răng miệng đúng cách để duy trì kết quả sau điều trị

Chăm sóc răng miệng đúng cách để duy trì kết quả sau điều trị

Với những thông tin mà Nha khoa MedDental đã chia sẻ phía trên về bệnh lý viêm lợi gây sưng má trong miệng, mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cũng như biện pháp khắc phục nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe răng miệng của mình. Nếu còn vấn đề liên quan nào khác mà bạn chưa rõ, hãy liên hệ với Nha khoa MedDental để được hỗ trợ miễn phí.

Đặt lịch khám

Các tin khác

Trám răng có đau không, cách chăm sóc sau khi trám răng

Trám răng có đau không, cách chăm sóc sau khi trám răng

Trám răng là một phương pháp trong nha khoa thường được chỉ định với những trường hợp như răng sâu, răng ...
(26/05/2024)
Nướu là gì? Có cấu tạo ra sao và đảm nhận chức năng nào?

Nướu là gì? Có cấu tạo ra sao và đảm nhận chức năng nào?

Nướu là gì? Cấu tạo như thế nào và chức năng ra sao? Là câu hỏi được đặt ra bởi không ...
(20/08/2023)
Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị khi bị sưng lợi

Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị khi bị sưng lợi

Bị sưng lợi là vấn đề răng miệng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Trong bài ...
(20/08/2023)
MedDental - Viettel Media: Bước ngoặt mới trong hợp tác phát triển truyền thông

MedDental - Viettel Media: Bước ngoặt mới trong hợp tác phát triển truyền thông

Ngày 20/2, lễ ký kết hợp tác truyền thông giữa Công ty Cổ phần Nụ Cười Mới Việt Nam (MedDental) và ...
(28/02/2024)
Trẻ thay răng sữa vào thời điểm nào? Trình tự thay răng ra sao?

Trẻ thay răng sữa vào thời điểm nào? Trình tự thay răng ra sao?

Trẻ nhỏ sẽ bắt đầu mọc răng sữa từ khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thiện khi mọc đầy đủ 20 ...
(20/08/2023)
Những điều cần biết về gel trắng răng tại nhà

Những điều cần biết về gel trắng răng tại nhà

Tìm hiểu kỹ về gel trắng răng sẽ giúp bạn nhận thấy cả mặt lợi và mặt hại của chúng để ...
(21/08/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc