Kỹ thuật hàn răng sử dụng các vật liệu trám để bù đắp vào những khoảng trống trên răng. Phương pháp này giúp khôi phục lại hình dáng và bảo vệ những chiếc răng đã hư hỏng do sâu răng hoặc sứt mẻ.
Hàn trám răng là thủ thuật tương đối đơn giản, không mất nhiều thời gian và cần thực hiện trong những trường hợp sau:
– Sâu răng: Các lỗ sâu trên răng có thể phá hoại tủy răng và lan sang các răng bên cạnh. Do đó, để tránh xảy ra tình trạng này bạn cần làm sạch hốc răng bị sâu rồi hàn trám răng bằng vật liệu thích hợp.
– Mòn răng: Đánh răng quá mạnh bằng bàn chải lông cứng sẽ làm men răng bị hao mòn dần. Từ đó làm lộ ngà răng. Răng sẽ nhạy cảm, bị ê buốt khi ăn đồ ăn nóng hay lạnh.
– Chấn thương răng: Chấn thương hoặc va chạm có thể làm cho răng bị sứt mẻ và không còn chắc chắn như ban đầu. Chức năng của răng cũng bị suy giảm. Hàn trám răng sẽ giúp răng khôi phục lại được hình dáng ban đầu, thực hiện chức năng ăn nhai tốt.
– Răng thiếu thẩm mỹ: Những trường hợp răng bị khiếm khuyết bẩm sinh như kẽ răng thưa, khoảng trống quá rộng hoặc răng bị đổi màu. Lúc này hàn trám răng sẽ là phương pháp thích hợp để lấy lại tính thẩm mỹ cho răng.
Dù trám răng là phương pháp đơn giản và có hiệu quả cao, thế nhưng có một số trường hợp không thể trám răng như sau:
– Trám trên răng sứ: Các vật liệu trám răng không tương tích được trên răng sứ, vì thế khó liên kết và dễ bị rơi ra ngoài. Nhiều người cho rằng có thể dùng sứ khác để đắp lên, tuy nhiên các răng sứ đều được chế tác từ sứ nguyên khối, nên không thể dùng loại sứ khác để trám vào được.
– Răng cửa bị mẻ lớn: Trường hợp răng cửa bị vỡ quá nặng thì không thể trám răng được. Lúc này, dán sứ Veneer hoặc bọc răng sứ là phương án tối ưu nhất.
– Răng bị nứt, vỡ, sâu răng quá nặng: Với trường hợp răng bị nứt, vỡ hay sâu hỏng quá nặng thì không thể áp dụng phương pháp hàn trám răng được. Các bác sĩ sẽ điều trị tủy răng trước, rồi tùy vào tình trạng răng có thể bọc răng sứ hoặc nhổ răng.
Xi măng trám răng là vật liệu phổ biến hiện nay. Trong nha khoa thường sử dụng là xi măng Silicat. Đây là chất liệu tổng hợp có màu sắc gần giống màu sắc với răng. Xi măng có độ bền cao và đảm bảo chức năng ăn nhai tốt. Trong xi măng có chứa Flour, giúp chống sâu răng. Sản phẩm này thường được dùng để trám cho răng ít chịu lực nhai mạnh.
Ưu điểm:
– Xi măng Silicat có màu sắc gần giống răng thật, mang tính thẩm mỹ cao.
– Xi măng trám răng rất an toàn với cơ thể.
– Trám răng bằng Silicat có giá thành phải chăng.
– Quá trình thực hiện không cần phải khoan sâu vào cấu trúc răng, không xâm lấn vào tủy. Do đó, răng không bị nhạy cảm với đồ nóng, lạnh, không ê buốt răng.
Nhược điểm:
– Khả năng chịu lực và chống mòn của Silicat kém. Vì thế, sản phẩm thường chỉ dùng để hàn cổ răng.
– Miếng trám dễ bị đổi màu bởi thức ăn sau thời gian dài.
– Răng trám bằng xi măng Silicat chỉ độ bền sử dụng từ 2 – 5 năm.
Đây là loại vật liệu trám răng được sử dụng lâu đời nhất. Amalgam được tạo nên từ thủy ngân và các kim loại đồng, bạc, thiếc, kẽm. Những loại vật liệu này rất dễ sử dụng, có khả năng chịu lực tốt, dùng để trám các lỗ sâu răng lớn.
Ưu điểm:
– Hàn răng bằng Amalgam có chi phí tiết kiệm do không đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, giá vật liệu rẻ.
– Trám Amalgam cực kỳ nhanh chóng và dễ dàng.
– Độ bền của Amalgam khá cao, lên đến 10 năm.
– Miếng trám Amalgam thường được dùng để trám các lỗ sâu răng to.
Nhược điểm:
– Amalgam được cấu tạo từ hỗn hợp kim loại nên có màu xám trắng hoặc xám chì, khác với màu răng thật, gây mất thẩm mỹ.
– Sau 5 năm, Amalgam có thể làm bề mặt răng được trám và các răng xung quanh xỉn màu, ố vàng. Điều này xảy ra do các chất kim loại trong Amalgam bị oxy hóa theo thời gian.
– Bác sĩ thường dùng keo để cố định Amalgam tại lỗ sâu răng nên miếng hàn Amalgam dễ bị rơi ra ngoài.
– Trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai không nên dùng phương pháp này vì có thể gây hại cho cơ thể.
– Người có niêm mạc nhạy cảm khi trám sẽ gặp tình trạng kích ứng nướu.
– Amalgam có tính dẫn điện, dẫn nhiệt nên vị giác của bạn sẽ có sự thay đổi, khó nhận biết mùi vị thức ăn.
Composite là vật liệu hàn răng phổ biến nhất hiện nay. Hàn răng Composite giúp xử lý răng sâu, tăng cường men răng, phục hồi răng mẻ. Màu sắc của Composite giống với răng thật, có độ chịu lực và mài mòn tốt, an toàn với cơ thể.
Ưu điểm:
– Composite có màu tương tự với răng thật nên đây là phương pháp hàn răng thẩm mỹ được ưa chuộng. Phương pháp này còn có thể chỉnh hình cho hàm răng như: răng chuột, phục hồi răng mẻ, răng thiếu men,…
– Do có khả năng chịu mòn và chịu lực cao, phương pháp này giúp răng chắc khỏe, bảo vệ răng tối đa.
– Vật liệu Composite có tuổi thọ cao từ 6 – 12 năm.
Nhược điểm:
– Đây là phương pháp phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao nên thời gian thực hiện dài hơn bình thường.
– Phương pháp trám răng Composite có chi phí cao, nên tùy theo nhu cầu của bạn, nha sĩ sẽ tư vấn để đưa ra phương pháp phù hợp.
– Composite sau một thời gian có khả năng nhiễm màu từ thực phẩm, làm giảm tính thẩm mỹ.
Được xem là phương pháp thẩm mỹ cao cấp, hàn răng sứ Inlay – Onlay thường được chỉ định cho những trường hợp đặc biệt như: răng sâu nghiêm trọng, răng bị sứt, mẻ.
Ưu điểm:
– Sứ có tính chất cứng và màu sắc trong suốt nên có tính thẩm mỹ cao, phù hợp để trám răng cửa.
– Khi thực hiện hình thức trám răng này có thể hạn chế quá trình mài răng, bảo vệ mô răng tối đa.
– Màu sắc của sứ bền lâu, không bị nhiễm màu thực phẩm trong quá trình ăn uống.
– Inlay – Onlay được có độ bền và độ cứng chịu lực tốt.
Nhược điểm:
– Chi phí hàn răng bằng vật liệu Inlay – Onlay khá cao, không phải ai cũng có thể đầu tư.
– Thời gian thực hiện trám răng sứ khá lâu, dao động khoảng 2 – 3 ngày.
– Sẽ phải thay mới nếu vết hàn trám bị hư hỏng.
Trám răng GIC là biện pháp sử dụng vật liệu GIC. Loại vật liệu này có màu trắng bột, tạo thành men răng nhân tạo lấp những lỗ răng sâu, răng nứt vỡ. Nhờ đó cải thiện chức năng nhai và thẩm mỹ cho răng.
Ưu điểm:
– Vật liệu trám răng GIC có màu trắng bột, gần giống với màu răng thật nên có tính thẩm mỹ cao.
– Vật liệu có chứa Flour có thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là những trường hợp trám sâu răng.
– Chi phí thực hiện khá thấp.
Nhược điểm:
– Độ bền của GIC không cao so với trám Amalgam.
– Khả năng chống mòn và chịu lực kém. Vì thế, trám răng GIC chỉ sử dụng cho răng cửa chứ không dùng cho răng hàm.
Kim loại thường sử dụng để hàn trám răng là Titan hoặc vàng. Chúng có tính tương thích tốt với răng và môi trường trong miệng. Vật liệu này có khả năng chịu lực cao nên thường được dùng cho răng hàm.
Ưu điểm:
– Các răng được trám bằng kim loại quý có độ bền cao khoảng 10 – 15 năm.
– Trám răng bằng kim loại quý giúp răng chịu lực tốt hơn, ăn nhai bình thường mà không sợ bị ăn mòn.
– Vết hàn bằng kim loại quý có đột khít cao, hạn chế vi khuẩn và gây hại cho răng.
Nhược điểm:
– Do sử dụng kim loại nên miếng hàn sẽ có màu sắc khác biệt với răng tự nhiên.
– Vật liệu tạo miếng hàn có chi phí đắt đỏ.
– Miếng hàn cần làm tại xưởng răng nên cần ít nhất 2 lần thăm khám nha sĩ để hàn răng hoàn chỉnh.
Vật liệu trám răng Cermets có cấu trúc tương tự như GIC và có thêm bạc trong thành phần. Tỷ lệ bạc sẽ cải thiện tốt hơn về độ bền, độ cứng và khả năng chống mài mòn.
Ưu điểm:
– Cermets có độ trong mờ tốt, dễ dàng phát hiện sâu răng qua X-quang.
– Không cần đến chất kết dính nha khoa.
Nhược điểm:
– Tính thẩm mỹ không cao.
– Cermets giải phóng Florua kém hơn GIC.
– Độ nén và độ bền uốn thấp.
Vật liệu hàn răng tổng hợp Compomer là sự kết hợp giữa công nghệ Ionomer thủy tinh và nhựa Composite. Compomer có màu sắc tự nhiên và khả năng giải phóng Florua tốt.
Ưu điểm:
– Có tính thẩm mỹ cao vì sự thừa hưởng đặc tính của Composite.
– Khả năng giải phóng Florua nhờ tính chất từ kính Ionomer.
Nhược điểm:
– Khả năng chịu lực, độ bền không cao, không đảm bảo chất lượng phục hồi răng. Tuy nhiên có thể dùng để phục hình răng cửa.
Những lưu ý bạn cần xem xét khi lựa chọn chất hàn răng:
– Đi khám và chẩn đoán tình trạng răng của mình, bác sĩ sẽ tư vấn xem có nhất thiết phải trám răng không. Nếu có thì lựa chọn chất liệu nào phù hợp.
– Chọn nha khoa uy tín để thực hiện trám răng, có bác sĩ trình độ chuyên môn tốt, phòng khám sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại.
– Sau khi trám xong, cần tuân thủ chế độ chăm sóc sau trám cẩn thận để gia tăng tuổi thọ cho vật liệu trám răng.
– Để giữ độ cứng cho vết trám răng, không nên nhai mạnh trong 24 giờ đầu sau khi trám, hạn chế đồ dai cứng trong 2 – 3 tuần tiếp theo để vết trám hồi phục tốt nhất.
Bài viết đã chia sẻ tới bạn các loại vật liệu trám răng được tin dùng hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn biết được hàn răng loại nào tốt và thích hợp với bản thân. Bạn hãy tới cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và có cách điều trị hiệu quả nhất..