Hàn trám răng thẩm mỹ (tiếng anh là Dental Filling) là việc sử dụng một vài loại vật liệu nha khoa như Composite, Amalgam hoặc sứ để tạo hình lại những chiếc răng bị sâu, vỡ mẻ, sứt,….
Theo nhiều tài liệu lịch sử, kỹ thuật hàn răng có thể đã xuất hiện từ cách đây hơn 10.000 năm. Người ta đã tìm thấy bằng chứng trong một bộ hài cốt ở Pakistan, nguyên liệu sử dụng khi đó là sáp ong.
Ngày nay, trám răng đang là dịch vụ giúp rất nhiều khách hàng khắc phục các vấn đềliên quan đến răng miệng với chi phí tương đối rẻ.
Trám răng thẩm mỹ ngày nay luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong một số TH như
Răng bị bể vỡ, sứt mẻ do thương tổn, va chạm hay ăn nhai
Tùy từng mức độ nặng nhẹ khác nhau mà bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng có thể hàn răng thẩm mỹ hay không
Cũng giống như các dịch vụ nha khoa khác, hàn trám răng cũng sẽ có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm. Cụ thể như sau:
Ưu điểm khi hàn răng
Kỹ thuật trám răng thẩm mỹ sẽ phù hợp với những người mới sâu răng hoặc những người bị vỡ, mẻ, sứt ở mức độ nhẹ.
Những khách hàng bị vỡ, mẻ răng lớn vẫn có thể trám được, tuy nhiên độ bền của mối hàn sẽ rất kém và nhanh bị bong bật chỉ sau một thời gian ngắn.
Còn với người sâu răng nặng thường sẽ phải điều trị tủy. Khi đó vẫn có thể hàn răng nhưng miếng trám sẽ không thể bảo vệ tốt mô răng thật trong quá trình ăn nhai, dễ bị vỡ, hỏng theo thời gian.
có hai kỹ thuật trám răng chính bao gồm: Hàn răng gián tiếp và trực tiếp.
Những kỹ thuật trám răng
Trám răng trực tiếp là thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ thuật mà ngay sau khi loại bỏ mô răng hỏng thì vật liệu trám sẽ được đưa vào thay thế
Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, đơn giản và bác sĩ dễ dàng điều chỉnh trong quá trình tạo hình.
Trám răng gián tiếp là kỹ thuật mà mối hàn răng sẽ được tạo hình, chế tác trong labo răng sứ dựa trên dấu răng thực tế của khách hàng. Do đó, có thể hiểu trám răng gián tiếp chính là hàn răng Inlay – Onlay.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể phục hình răng trên một diện tích lớn, hạn chế việc phải bọc răng sứ khiến khách hàng phải mài đi mô răng khỏe mạnh.
Một quy trình trám răng thông thường diễn ra khá nhanh, chỉ tốn khoảng 30 phút – 1 giờ đồng hồ. Cụ thể như sau:
Trước khi tiến hành hàn trám răng thẩm mỹ, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng hư tổn thực tế của khách hàng. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp & vật liệu hàn phù hợp nhất.
Sau khi lựa chọn được vật liệu & phương pháp hàn trám phù hợp bác sĩ sẽ tiến hành khắc phục mô răng bị hỏng.
Tiếp đó, làm sạch xung quanh vị trí chuẩn bị hàn trám.
Ở kỹ thuật trám răng gián tiếp thì nha sĩ sẽ lấy dấu hàm, sau đó sẽ chuyển cho labo răng sứ để tạo hình miếng trám Inlay – Onlay phù hợp nhất.
Với kỹ thuật trám gián tiếp thì bác sĩ chỉ cần đưa miếng trám đã chế tác sẵn vào và kết nối bằng keo dán nha khoa.
Để tăng tốc quá trình miếng trám đông cứng lại thì bác sĩ thường sẽ chiếu đèn Laser hỗ trợ. Do vậy thay vì chờ tới 7 – 8 tiếng để miếng trám hóa cứng thì nay chỉ cần khoảng 15 phút là hoàn thành
Công nghệ hàn trám răng Laser Tech đã và đang giúp cả bác sĩ lẫn khách hàng nâng cao được hiệu suất dịch vụ và rút ngắn thời gian hàn răng.
Việc kết hợp các bước sóng laser tần số cao vào ánh sáng xanh đã giúp các vật liệu trám nhanh chóng bị hóa cứng.
Miếng trám sẽ liên tục bị tác động và thúc đẩy các hoạt chất bên trong đông cứng nhanh hơn.
Vì vậy khách hàng chỉ cần nằm đợi chiếu đèn khoảng 10 – 15 phút là đã có thể hoàn tất dịch vụ
Việc hóa cứng nhanh miếng trám ngoài giảm thời gian chờ đợi thì sẽ góp phần gia tăng độ bền cho mối hàn.
Khi miếng trám được đặt vào răng, nếu nhanh chóng bị hóa cứng thì các vết nứt hay khe hở sẽ được hạn chế.
Ánh sáng xanh từ công nghệ Laser Tech còn hỗ trợ loại bỏ toàn bộ vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt miếng trám. Do vậy, trong suốt quá trình chiếu đèn, vi khuẩn sẽ không thể xâm nhập hay tồn tại xung quanh mối hàn được.