Hiểu đơn giản thì đây chính là một thủ thuật y khoa với mục đích nhằm tăng thể tích xương. Từ đó, giúp cấu trúc xương hàm đáp ứng đầy đủ các điều kiện như mật độ, chiều cao,…
Đồng thời nâng xoang còn là một bước quan trọng trong quá trình ghép xương tại vùng xương hàm trên, được thực hiện trước khi cấy ghép trụ Implant. Khi mất răng lâu năm, vùng xương tại vị trí răng mất sẽ tiêu biến dần. Thay vào đó vùng xoang sẽ từ từ hạ xuống do vậy hàm sẽ không còn đủ xương.
Nếu như muốn tiến hành trồng trụ Implant để phục hình răng mất thì bắt buộc khách hàng cần phải nâng màng xoang trước đó. Vì do các điều kiện về xương hàm không đảm bảo thì trụ Implant rất khó cấy ghép một cách chắc chắn như chân răng thật.
Nâng xoang là gì?
Không phải mọi trường hợp trồng răng Implant đều sẽ phải nâng xoang. Tiểu phẫu nâng màng xoang sẽ được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp xương hàm trên không đáp ứng thể tích cần thiết.
Thông thường người mất răng lâu năm ở hàm trên đối với răng số 6 và số 7 sẽ phải tiến hành nâng màng xoang. Do đây là các vị trí đảm nhận chức năng ăn nhai chính của con người.
Khi mất 2 răng trên việc ăn uống sẽ vô cùng khó khăn. Chưa kể về lâu dần, các răng khác không còn điểm tựa vào nên dẫn đến tình trạng xô lệch, ngả nghiêng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của toàn bộ hàm.
Bị mất răng dẫn đến tình trạng xương hàm theo thời gian sẽ tiêu biến dần, tốc độ nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào thời gian và cơ địa của mỗi người. Do đó việc trồng Implant sớm là điều cần thiết để hạn chế tình trạng tiêu xương.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết được điều trên, dẫn đến khi đi trồng răng thì xương đã tiêu biến nhiều không còn đủ để tiến hành cấy ghép Implant. Các trường hợp đó bác sĩ sẽ chỉ định nâng màng xoang và ghép xương để đạt tiêu chuẩn.
Tại Nha khoa Meddental hiện đang triển khai 2 kỹ thuật nâng màng xoang là nâng màng xoang kín và nâng màng xoang hở. Mỗi một kỹ thuật sẽ được chỉ định trong khác trường hợp cụ thể và luôn đảm bảo quy trình đạt chuẩn y khoa.
Nâng xoang hở là một trong những kỹ thuật bổ trợ cho quy trình trồng răng Implant thường được áp dụng
Thủ thuật y khoa nâng màng xoang hở còn có được gọi với một cách tên khác là nâng màng xoang bằng cửa sổ bên. Bác sĩ sẽ tiến hành mở vạt tại vị trí thành lợi với một khoảng có đường kính khoảng 1cm gọi là “cửa sổ”.
Tiếp đó từ từ bóc tách màng xoang qua khu vực cửa sổ và tiến hành nâng. Kỹ thuật trên có ưu điểm là dễ dàng thao tác và kiểm soát chân xoang chặt chẽ. Tuy nhiên hạn chế của chúng lại là có độ xâm lấn cao, nên sau khi kết thúc dễ bị sưng đau, khó chịu.
Nâng màng xoang bằng cửa sổ bên được chỉ định cho những trường hợp xương hàm tiêu biến nặng, thoái hóa xương, độ dày xương chỉ còn lại dưới 3mm.
Mặt khác những trường hợp xương đáy xoang bị gồ ghề, xơ dính, màng xoang dày hoặc có dị tật khác không thể thực hiện được phương pháp nâng màng xoang kín thì phương pháp trên cũng sẽ được bác sĩ chỉ định.
Quy trình nâng xoang hở
Bước 1: Thăm khám và chụp CT Cone Beam để xác định tình trạng xoang
Khi đến thăm khám để chuẩn bị cấy ghép Implant, khách hàng sẽ được chụp CT Conebeam để bác sĩ theo dõi độ dày của xương có đủ điều kiện hay không, từ đó mới đưa ra quyết định nâng màng xoang và chọn loại Implant phù hợp.
CT Conebeam là phương pháp chụp phim 3D hiện đại nhất trong nha khoa giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng của khách hàng một cách cụ thể và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đây đồng thời là bước đầu tạo nên sự thành công của cấy Implant.
Bước 2: Gây tê tại chỗ đồng thời tiến hành mở vạt lợi
Để đảm bảo cuộc tiểu phẫu được diễn ra trong điều kiện vô trùng hoàn toàn, bác sĩ tiến hành sát khuẩn và vệ sinh khoang miệng một cách cẩn thận. Tiếp đó bạn sẽ được gây tê tại chỗ, nên sẽ không cảm thấy đau đớn trong toàn bộ quá trình.
Bước 3: Tiến hành bóc tách màng xương và nâng màng xoang hàm.
Bác sĩ dùng kẹp nha khoa chuyên dụng để tách màng xương lên và nâng lên vị trí mong muốn.
Bước 4: Bổ sung xương nhân tạo vào khoảng trống vừa nâng lên cho đến khi đạt khối lượng xương theo yêu cầu.
Bước 5: Đóng vết thương và đợi ngày cấy trụ.
Trái ngược với kỹ thuật trên, nâng màng xoang kín sẽ thực hiện từ bên trong chứ không mở bất kỳ một “cửa sổ” nào.
Nâng xoang kín còn được gọi là kỹ thuật nâng xoang qua vị trí đặt Implant
Nâng màng xoang kín là tiểu phẫu được thực hiện ngay tại vị trí cấy ghép trụ chân răng Implant. Xương thêm vào sẽ được truyền qua một lỗ nhỏ được bác sĩ tạo ra ở phần nướu dưới chân răng.
Đây là phương pháp hạn chế xâm lấn và phù hợp với những ca có mức độ tiêu xương vừa phải, xoang không bị hạ quá thấp. Hơn thế, quy trình thực hiện cũng đơn giản hơn so với nâng màng xoang bằng cửa sổ bên nên khách hàng sẽ không bị đau nhiều.
Đối với các khách hàng bị mất răng lâu năm và bề dày xương hàm từ 3 – 8mm thì sẽ được khuyến khích làm phương pháp nâng màng xoang kín. Tuy nhiên xương hàm của bạn phải đáp ứng được các tiêu chí sau: Không có dịch, không bị dị tật, đáy xoang không gồ ghề, xơ dính và màng xoang không quá dày.
Quy trình thực hiện mở đáy xoang tại vị trí cấy ghép Implant sẽ đơn giản hơn và gồm 4 bước:
Quy trình nâng xoang kín
Bước 1: Chụp X-Quang 3D Conebeam để xác định mức độ xoang hàm trên.
Bước 2: Sát khuẩn khoang miệng và khoan một lỗ nhỏ khoảng 2 – 3,6mm tại vị trí răng mất.
Bước 3: Tiến hành bổ sung xương nhân tạo qua ống bơm chuyên dụng đồng thời xoang cũng được nâng lên theo chiều bơm.
Bước 4: Gắn trụ Implant (nếu có thể) và khâu vết thương.
Để đảm bảo cho kết quả của ca tiểu phẫu sẽ có 3 lưu ý quan trọng mà bác sĩ và khách hàng luôn phải tuân thủ, bao gồm:
+ Trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ: Phân loại và sắp xếp trang thiết bị, dụng cụ theo đúng thứ tự và khoa học để thuận tiện trong quá trình làm tiểu thuật. Điều đó giúp bác sĩ tập trung và thao tác nhanh chóng. Đặc biệt phải kiểm tra những vật dụng cần thiết đã đầy đủ chưa.
+ Phòng phẫu thuật vô trùng: Đây là điều kiện tiên quyết của bất kỳ phòng phẫu thuật nào. Từ máy móc, trang thiết bị, trang phục của bác sĩ và phụ tá phải vô trùng tuyệt đối. Điều kiện đó giúp hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và giữ cho tỷ lệ thành công được cao nhất.
+ Sức khỏe khách hàng: Khách hàng cần chuẩn bị tâm lý, sức khỏe tốt trước khi thực hiện nâng màng xoang. Tinh thần vững vàng, tâm trạng thoải mái cũng là một yếu tố giúp ca tiểu thuật đạt được kết quả tốt.
Lưu ý khi tiến hành nâng xoang
Tuy là một thủ thuật y khoa và cũng chỉ là một ca tiểu phẫu, nhưng không có gì là tuyệt đối 100%. Trên thực tế trong khi nâng màng xoang để ghép xương nếu không đảm bảo về quy trình, kỹ thuật vẫn có một số nguy cơ nhỏ có thể phát sinh.
Để giảm thiểu tỷ lệ xảy ra các nguy cơ trong và sau phẫu thuật, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi tìm kiếm địa chỉ thực hiện nâng màng xoang. Chỉ nên đặt lòng tin vào những nơi có độ ngũ bác sĩ chuyên môn cao, kinh nghiệm nâng màng xoang phong phú, cơ sở vật chất khang trang, thiết bị và dụng cụ hiện đại.
Nâng màng xoang để cấy ghép xương là phương án giúp tăng tỷ lệ thành công cho kỹ thuật phục hình răng Implant. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần thực hiện và thậm chí là không nên làm.
Vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của khách hàng, nên bác sĩ cần điều chỉnh hoặc đưa ra giải pháp tốt ưu thay thế. Sau đây là các trường hợp không nên tiến hành ghép xương với kỹ thuật nâng màng xoang.