1. Có những cách trồng răng nguyên hàm nào?
Trồng răng nguyên hàm được chỉ định cho những trường hợp nghiêm trọng, hiếm gặp như: số lượng răng tổn hại hoặc bị mất quá nhiều, gãy rụng nguyên hàm,….
Nếu không khắc phục sớm, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều biến chứng và hệ lụy về sau. để trồng lại răng toàn hàm có những phương pháp sau.
1.1 Làm răng tháo lắp nguyên hàm
Răng giả tháo lắp nguyên hàm là kỹ thuật dùng răng giả bằng nhựa, kim loại để người bệnh gắn hoặc đeo trực tiếp trong miệng.
– Hàm nền nhựa có cấu tạo gồm hai phần chính là răng giả và nướu, được làm từ nhựa nha khoa chuyên dụng có màu sắc gần giống so với hàm thật.
– Hàm gắn trên khung kim loại có thiết kế gần giống với hàm nền nhựa. Loại hàm này được cải tiến và bổ sung thêm khung kim loại bên trong. Nhờ vậy, hàm giả có thể ôm sát và bám chặt vào các răng thật hơn.
Làm răng tháo lắp nguyên hàm
Sử dụng hàm giả tháo lắp để trồng lại răng nguyên hàm có nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm:
– Linh hoạt trong việc tháo ra lắp vào, giúp khách hàng dễ dàng vệ sinh răng miệng và hàm giả hơn.
– Răng giả nguyên hàm tháo lắp có chi phí rẻ, phù hợp kinh tế với rất nhiều người.
Không thể phủ nhận răng tháo lắp cả hàm vẫn có nhiều nhược điểm như:
– Độ bền không cao, nhanh xuống cấp
– dễ bị trượt khi ăn nhai, cảm giác ăn uống không tự nhiên
– Tính thẩm mỹ không tốt, màu nướu và răng của hàm giả không được tự nhiên.
– Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm
Xét tổng thể thì hàm tháo lắp không phải là phương án tốt khi làm răng cả hàm. Phương pháp này chỉ phù hợp với những người cao tuổi, ít có nhu cầu về thẩm mỹ hay ăn uống.
Trồng răng tháo lắp nguyên hàm
1.2 Trồng răng Implant toàn hàm
Trồng răng Implant là kĩ thuật mới và hiện đại, đang phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Với phương pháp này, bác sĩ thực hiện cấy ghép các loại trụ Implant vào trong xương hàm. Sau đó các cầu răng sứ hoặc 1 hàm giả sẽ được phục hình lên trên.
Thay vì cần cấy khoảng từ 9 – 12 trụ Implant như trước đây, người bệnh chỉ cần cấy 4 hoặc 6 trụ Implant .
Dựa theo số lượng trụ được cấy, người ta phân chia phương pháp trồng răng Implant toàn hàm thành hai loại chính là Implant All-on-4 và Implant All-on-6.
Trồng răng implant toàn hàm
2. Vì sao nên lựa chọn trồng răng nguyên hàm với Implant?
Không phải ngẫu nhiên mà làm răng Implant nguyên hàm được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Những ưu điểm của phương pháp này vượt quá xa so với kỹ thuật làm hàm tháo lắp, cụ thể như sau:
2.1 Ngăn chặn tiêu xương răng
Tiêu xương là vấn đề thường gặp sau khi gãy rụng răng. Tình trạng này có thể khiến toàn bộ cấu trúc gương mặt bị thay đổi, xương gò má hóp lại và các dây chằng cơ mặt bị chùng.
Đây chính là nguyên nhân gây ra những nếp nhăn trên gương mặt của chúng ta, đặc biệt là tại khu vực da quanh mắt và miệng.
Với các trụ Implant được cấy ghép trực tiếp vào vị trí mặt trước và sau xương hàm thật theo chiều thẳng đứng, giữ cho cấu trúc ổn định, tình trạng tiêu xương răng sẽ được hạn chế tối đa.
Chính vì vậy, sau khi thực hiện phương pháp này, bạn sẽ có được một bộ răng giả đều đẹp, chắc chắn và gương mặt tươi tắn, trẻ trung đầy đặn
2.2 Độ bền, độ vững chắc tuyệt đối
Trụ Implant được cấy ghép thẳng vào những vùng xương khỏe, tạo ra hệ thống nâng đỡ cho toàn bộ răng giả nên độ bền và độ vững chắc rất tốt.
Ngoài ra, khi được vệ sinh đúng cách, răng Implant sẽ có tuổi thọ tương đối cao, trung bình lên tới hơn 20 năm hoặc thậm chí là vĩnh viễn.
Trồng răng nguyên hàm với Implant có độ bền, độ vững chắc tuyệt đối
2.3 Cảm giác ăn nhai tốt hơn
Làm Implant nguyên hàm sẽ giúp người sử dụng có cảm giác ăn nhai tương tự răng thật. Cấu trúc Implant tiếp xúc và kết nối thẳng với xương hàm, vì vậy cảm giác nhai sẽ được truyền xuống thông qua trụ Implant.
3. Cấy ghép Implant nguyên hàm thực hiện như thế nào?
Kỹ thuật trồng răng Implant nguyên hàm sẽ có đôi chút khác biệt với kỹ thuật cấy Implant thông thường. Bạn không nhất thiết phải cắm 1 trụ Titanium cho mỗi chân răng bị mất. Thay vào đó bác sĩ sẽ chỉ cần cắm 4 hoặc 6 trụ Implant cho toàn bộ hàm răng.
Như vậy, khách hàng vừa tiết kiệm được chi phí trụ và mão răng giả, vừa không khiến hàm trở nên quá nặng vì nhiều vật liệu Implant cắm bên trong.
Quy trình trồng răng Implant nguyên hàm cơ bản được thực hiện như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
- Bước 2: Thăm khám, Chụp CT ConeBeam và xác định tình trạng xương. Nếu thiếu xương thì sẽ ghép bổ sung
- Bước 3: Gây tê và tiến hành cấy ghép trụ Implant
- Bước 4: Lắp răng giả tạm thời để khách hàng sử dụng
- Bước 5: Phục hình răng sứ hoặc hàm răng giả chính thức sau khi trụ Implant đã tích hợp được với xương hàm.
Cấy Implant nguyên hàm sẽ khó hơn đôi chút so với làm 1 răng Implant. Vì vậy bạn cần tìm hiểu và lựa chọn các bác sĩ có tay nghề cao, kinh nghiệm chuyên sâu để đảm bảo an toàn.
4. Những lưu ý khi trồng răng sứ nguyên hàm
Với tận 4 – 6 trụ Implant đang cắm trong xương , bạn cần đặc biệt lưu tâm và cẩn thận hơn trong vấn đề vệ sinh răng miệng hay ăn uống.
– Nên sử dụng thực phẩm mềm, lỏng. Không ăn đồ ăn quá cứng, nóng hoặc lạnh vì nó có thể làm ảnh hưởng tới trụ và răng giả khi chưa ổn định.
– Không nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, axit, nước có ga vì nó có thể làm cho răng của bạn bị đổi màu nhanh chóng
– Vệ sinh răng miệng hàng ngày ít nhất 2 lần, sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch toàn bộ răng miệng
– Đến nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng 1/lần để răng miệng được vệ sinh sạch sẽ hơn và ngăn ngừa các bệnh về nướu
Sau khi làm răng Implant nguyên hàm, nếu có những biểu hiện bất thường thì nên quay trở lại ngay nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị.