Loading...
Tin tức

Khớp cắn chuẩn là gì? Làm thế nào để có khớp cắn chuẩn?

05:14 | 21/08/2023

Sở hữu một khớp cắn chuẩn là điều vô cùng quan trọng, không chỉ đảm bảo về mặt thẩm mỹ, giúp khuôn mặt trở nên cân đối mà còn mang đến khả năng ăn nhai tốt nhất. Vậy như thế nào là khớp cắn chuẩn và làm sao để có khớp cắn chuẩn? Tham khảo ngay bài viết sau để có câu trả lời cho mình nhé!

1. Như thế nào là khớp cắn chuẩn?

Khớp cắn chuẩn là sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới, đồng thời cả răng và xương hàm cũng cần phải cân đối với nhau. Đồng thời khi khép miệng lại, vòm hàm trên bao phủ vòm hàm dưới ở mức vừa phải.

Để biết hàm răng của mình có chuẩn khớp cắn hay không, bạn có thể xem xét dựa trên một số tiêu chí sau:

- Khớp cắn tương quan hài hòa với toàn bộ khuôn mặt

Khớp cắn phải có sự cân đối hài hòa với các bộ phận trên khuôn mặt như: mắt, mũi, trán, cằm,… dù có nhìn thẳng hay nhìn ở góc nghiêng.

Khớp cắn chuẩn phải có sự tương quan, hài hòa với các bộ phận trên khuôn mặt

Khớp cắn chuẩn phải có sự tương quan, hài hòa với các bộ phận trên khuôn mặt

- Hai hàm răng phải cắn khít với nhau

  • Nhóm răng cửa: Nhóm răng cửa hàm trên sẽ bao trùm răng cửa hàm dưới. 2/3 thân răng cửa hàm trên sẽ tiếp xúc với răng cửa hàm dưới trong trạng thái bình thường.
  • Nhóm răng hàm: Nhóm răng hàm (từ răng số 4 đến răng số 7) cắn khít với nhau ở mặt nhai, không gây cốm cấn. Các răng đối diện nhau ở 2 hàm sẽ đối xứng nhau mà không bị lệch.

- Trục đối xứng chuẩn

Một tiêu chí xác định bạn có sở hữu một khớp cắn đúng chuẩn hay không mà không thể nào bỏ qua đó chính là trục đối xứng của khuôn mặt – đường thẳng dọc theo sống mũi chia khuôn mặt làm 2 phần.

Nếu khớp cắn chuẩn, trục đối xứng sẽ chia đề trán, mũi, miệng, răng và cằm thành 2 phần cân đối với nhau. Bên cạnh đó, đường thẳng này phải trùng với kẽ răng nằm giữa 2 răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới.

Trục đối xứng chuẩn

Trục đối xứng chuẩn

- Khuôn mặt đạt tỷ lệ vàng

Khuôn mặt được coi là tỷ lệ vàng khi được chia thành 3 phần bằng nhau:

  • Từ chân tóc đến đầu mũi.
  • Từ đầu mũi đến gốc mũi.
  • Từ gốc mũi đến cằm.

Khuôn mặt khi đi về phía cằm sẽ dần thon lại, xương hàm thon gọn, không bị lệch, khi cười vẫn giữ được nét hài hòa, cân đối.

 

2. Lợi ích của khớp cắn đúng tiêu chuẩn

Việc sở hữu một khớp cắn đúng tiêu chuẩn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, trong đó có thể kể đến như:

- Tạo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, nụ cười

Khớp cắn chuẩn sẽ giúp khuôn mặt cân đối, hài hòa giữa các đường nét với nhau. Từ đó nụ cười cũng trở nên duyên dáng và có sức hút hơn. Bạn sẽ tự tin, thoải mái khi giao, các mối quan hệ xung quanh cũng dần tốt hơn, mang lại cho bạn nhiều cơ hội cũng như gặt hái được thành công trong cuộc sống.

- Ăn nhai tốt hơn

Với một hàm răng lệch lạc thì việc nhai nghiền thức ăn cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu hàm răng đều, chuẩn khớp cắn thì sẽ đảm bảo thức ăn được nghiền nát, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn uống.

Khớp cắn chuẩn mang lại rất nhiều lợi ích

Khớp cắn chuẩn mang lại rất nhiều lợi ích

- Dễ dàng khi vệ sinh răng miệng

Việc vệ sinh răng miệng của bạn chắc chắn sẽ thuận tiện hơn rất nhiều với một khớp cắn răng đúng chuẩn. Bạn có thể dễ dàng lấy sạch các mảng bám ngay cả trong kẽ răng, giúp hàm răng luôn được sạch sẽ, trắng sáng cùng hơi thở thơm mát.

- Ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng

Vệ sinh răng miệng thuận lợi, ăn uống dễ dàng sẽ giúp bạn hạn chế được sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn gây hại, từ đó ngăn ngừa các bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng,… Đồng thời còn giúp phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa, hỗ trợ cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt hơn.

3. Các trường hợp sai khớp cắn thường gặp

Không phải ai cũng sở hữu được hàm răng chuẩn khớp cắn, vẫn có những trường hợp khớp cắn bị lệch. Có thể chia thành các dạng như sau:

- Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là tình trạng răng hàm dưới bị khuất sâu ở trong răng hàm trên. Bạn có thể nhận biết qua những đặc điểm như:

  • Hàm trên che phủ hoàn toàn răng hàm dưới, khi ở trạng thái nghỉ sẽ không hoặc trông thấy rất ít răng hàm dưới.
  • Răng hàm dưới tiếp xúc rất ít hoặc thậm chí không tiếp xúc với răng hàm dưới mà sẽ chạm vào nướu trong của hàm trên.
  • Đường nối 3 phần trán – mũi – cằm có thể thẳng hoặc gãy khúc tùy vào mức độ cắn sâu của mỗi người.
Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu

- Khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược hay còn được biết đến là móm răng. Đây là tình trạng răng hàm dưới bị đưa ra phía trước nhiều hơn so với răng hàm trên, đường đi từ trán – mũi – cằm không thẳng mà sẽ bị gãy khúc. Tình trạng này khiến gương mặt trông giống như hình lưỡi cày. Nguyên nhân có thể là do xương hàm dưới phát triển quá mạnh hoặc răng cửa phát triển quá mức.

- Khớp cắn hở

Khớp cắn hở là một dạng sai khớp cắn đặc biệt, gây mất thẩm mỹ và khiến khả năng ăn nhai bị hạn chế. Để nhận biết, bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:

  • Cung răng hàm trên có dạng chữ V.
  • Nhóm răng trước của hai hàm không chạm vào nhau mà tạo thành khoảng hở phía trước dù trong bất kỳ trạng thái nào, nhóm răng trong vẫn tiếp xúc bình thường.
  • Người đối diện có thể nhìn thấy lưỡi khi giao tiếp.
Khớp cắn hở

Khớp cắn hở

- Khớp cắn chéo

Đây là tình trạng các răng mọc lệch lạc, không theo trình tự nào. Khi cắn khít lại không có sự tương quan với răng ở vị trí đối xứng, khe răng cửa tạo ra đường gấp khúc. Những biểu hiện này có thể khiến hình dạng của khuôn mặt bị thay đổi.

- Khớp cắn đối đầu

Là tình trạng rìa hai hàm chạm nhau ở trạng thái nghỉ, các răng hàm có thể không chạm nhau hoặc chạm vào nhau nhưng không khít sát. Khi hai khớp cắn đối đầu nhau, không thể chạm nhau như bình thường thì sẽ gây khó khăn khi ăn nhai.

- Khớp cắn hô vẩu

Khớp cắn hô vẩu chắc hẳn đã quá quen thuộc với mọi người. Đây là tình trạng hai hàm không có sự cân đối với nhau, hàm trên mọc chìa ra bên ngoài quá nhiều so với hàm dưới. Tuy nhiên, các răng hàm vẫn chạm được nhau.

Khớp cắn hô vẩu

Khớp cắn hô vẩu
 

 

4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp cắn không chuẩn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên phần lớn xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

  • Do di truyền: Theo nhiều thống kê cho thấy, di truyền chiếm 70% nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn. Nếu người thân trong gia đình có tình trạng hô, móm,… thì khả năng trẻ khi sinh ra cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự.
  • Do thói quen xấu từ nhỏ: Các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, chống cằm, ngậm ti giả lâu,… sẽ khiến răng mọc không đúng vị trí ban đầu, từ đó dẫn đến hiện tượng sai lệch khớp cắn.
  • Do mất răng sữa sớm: Răng sữa mất sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc lệch sau đó bị mất định hướng, khiến răng mọc lệch, chen chúc lẫn nhau.
Những thói quen xấu từ nhỏ là nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn

Những thói quen xấu từ nhỏ là nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn

5. Cách để có khớp cắn chuẩn

Làm thế nào để có khớp cắn chuẩn, đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai luôn là mối bận tâm của nhiều người. Hiện nay, để cải thiện tình trạng sau lệch khớp cắn, bạn có thể áp dụng các phương pháp như niềng răng, bọc răng sứ. Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.

- Niềng răng

Niềng răng được đánh giá là giải pháp khắc phục hiệu quả các trường hợp khớp cắn không chuẩn do răng gây ra. Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ niềng răng như mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt nhằm tạo lực nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Ưu điểm của phương pháp này đó chính là giúp bảo tồn răng thật tối đa, có thể áp dụng trong đa dạng trường hợp, mang lại cho bạn hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn với hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, nhược điểm là thời gian điều trị khá lâu, thông thường từ 18 – 24 tháng tùy theo tình trạng của mỗi người.

Niềng răng là giải pháp tối ưu giúp khắc phục tình trạng lệch khớp cắn

Niềng răng là giải pháp tối ưu giúp khắc phục tình trạng lệch khớp cắn

- Bọc răng sứ

Bọc răng sứ thường được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp sai lệch khớp cắn nhẹ. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng theo tỷ lệ đã được tính toán kỹ trước đó, sau đó lấy dấu răng và thiết kế mão sứ, cuối cùng gắn mão sứ lên răng và cố định bằng keo nha khoa chuyên dụng.

Ưu điểm khi bọc răng sứ đó chính là không chỉ giúp khớp cắn chuẩn mà còn cải thiện được hình dáng, màu sắc của răng. Hơn nữa, thời gian thực hiện khá nhanh chóng, chỉ từ 2 – 3 lần. Tuy nhiên, nhược điểm là cần phải mài răng thật.

Bọc răng sứ mang lại thẩm mỹ cao

Bọc răng sứ mang lại thẩm mỹ cao

Dù lựa chọn phương pháp nào đi chăng nữa thì điều quan trọng vẫn là phải tìm hiểu thật kỹ và thực hiện điều trị tại những địa chỉ nha khoa uy tín. Nha khoa MeDental sẽ là địa chỉ điều trị khớp cắn sai lệch hiệu quả, an toàn cho bạn.

Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đã điều trị thành công hàng ngàn ca lệch khớp cắn, cùng với đó là sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, Nha khoa MeDental chắc chắn sẽ mang lại cho bạn hàm răng đều đẹp cùng nụ cười tự tin rạng rỡ.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về khớp cắn và mong muốn sở hữu một khớp cắn chuẩn, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa MeDental. Các chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng, tận tình và hoàn toàn miễn phí.

Đặt lịch khám

Các tin khác

Cách làm trắng răng bị vàng để lấy lại hàm răng sáng bóng

Cách làm trắng răng bị vàng để lấy lại hàm răng sáng bóng

Sở hữu một hàm răng trắng sáng là điều mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều lý ...
(21/08/2023)
Mất răng cửa có thể gây ra những tác hại gì? những lưu ý khi trồng răng cửa

Mất răng cửa có thể gây ra những tác hại gì? những lưu ý khi trồng răng cửa

Răng cửa là chiếc răng nằm ở phía trước của cung hàm, giữ vai trò quan trọng đối với tính thẩm ...
(16/06/2024)
TƯ VẤN VIÊN (KINH DOANH)

TƯ VẤN VIÊN (KINH DOANH)

MedDental là hệ thống nha khoa trực thuộc hệ thống y tế tư nhân Medlatec. Đơn vị là mảnh ghép quan ...
(01/10/2024)
Trám răng có đau không, cách chăm sóc sau khi trám răng

Trám răng có đau không, cách chăm sóc sau khi trám răng

Trám răng là một phương pháp trong nha khoa thường được chỉ định với những trường hợp như răng sâu, răng ...
(26/05/2024)
Quy luật gọi tên và số thứ tự răng trên cung hàm

Quy luật gọi tên và số thứ tự răng trên cung hàm

Các răng của chúng ta được sắp xếp theo một quy luật nhất định và cân đối trong khoang miệng. Mỗi ...
(21/08/2023)
5 cách trị đau răng tại nhà bạn nên biết

5 cách trị đau răng tại nhà bạn nên biết

5 cách trị đau răng đơn giản tại nhà bạn có thể tham khảo đó là sử dụng lá bạc hà, tỏi, đinh ...
(19/08/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc