Loading...
Tin tức  Tin nha khoa

Gãy vít abutment là gì? Có thể thay thế abutment khác không?

02:40 | 10/06/2024

Gãy vít abutment là tình trạng khớp nối giữa trụ implant và mão sứ bị đứt gãy. Sự cố này làm chiếc răng giả bị bung tuột mão sứ, ăn nhai khó khăn, để lâu có nguy cơ đào thải trụ implant. Vậy chúng ta có thể thay thế abutment khác không và xử lý bằng cách nào tốt nhất?

1. Vít abutment là gì? Có mấy loại?

Sau đây là những thông tin cơ bản về bộ phận đinh vít abutment.
1.1 Thế nào là vít abutment?
Vít abutment (khớp nối abutment) là bộ phận nằm ở giữa trụ implant và răng sứ. Vít này nằm cố định trên đỉnh trụ và đóng vai trò là chân răng trên để nâng đỡ mão sứ.
Đầu nối phần dưới được cố định chặt với miệng Implant ở giai đoạn trụ tích hợp hoàn toàn với xương ổ răng.
Đầu nối bên trên cao hẳn lên thành lợi và được gắn với mão răng sứ giúp cố định mão răng để thực hiện hoạt động ăn nhai ổn định.
Khớp nối này thông thường được chế tác từ các nguyên liệu: Titan, hợp kim quý (vàng/bạc/kim cương) và sứ. Sau khi cấy ghép xương răng giả hoàn thiện, chiếc vít abutment cần được xoáy chặt với đầu trụ và nằm ôm khít viền nướu, đảm bảo tế bào trong nướu không bị hở ra.
1.2 Có bao nhiêu hình dáng khớp nối abutment?
Trên thị trường đang có 2 loại khớp nối là khớp nối thẳng đứng và khớp tùy chỉnh. Khớp nối dạng thẳng có những lỗ hổng dùng cho các xương hàm bên trong. Khớp nối tùy chỉnh linh hoạt được chế tác theo các hướng khác nhau. Chúng sử dụng cho nhiều vị trí răng như răng cửa, răng nanh, mục đích là tạo độ cong, vênh theo xu hướng răng thật của khách hàng.
Vít abutment là bộ phận rất quan trọng khi chúng ta trồng răng giả. Bởi nếu vít này bị sứt mẻ, đứt gãy thì mão sứ bên trên cũng sẽ lỏng lẻo theo. Lúc này việc ăn nhai sẽ trở nên khó khăn hơn, biểu hiện là: cộm lợi, đau nướu, nhai bị lệch khớp cắn, viêm nướu, hôi miệng…

2. Nguyên nhân gãy vít abutment

Theo một nghiên cứu của các bác sĩ Hàn Quốc, gãy abutment là 1 trong 6 biến chứng nhóm cơ học khi điều trị trồng răng implant. Tỷ lệ gãy ốc vít của trụ răng implant theo báo cáo là 19%. Tỷ lệ gãy vít sau 5 năm 2.1%, sau 10 năm là 4.1%. Vậy gãy khớp nối này là do đâu?
2.1. Gãy vít abutment do tay nghề bác sĩ thực hiện chưa tốt
Bác sĩ non tay nghề sẽ không đủ kinh nghiệm và hiểu biết để chỉnh khớp cắn chuẩn ở vị trí răng mất. Đặc biệt là những trường hợp mất răng lâu năm, xương hàm tiêu biến.
Hệ quả là cắm trụ implant sai vị trí, chiếc xương răng nhân tạo này nằm lệch hướng so với xương răng cũ trên hàm. Đến khi sử dụng vào ăn nhai thực tế thì lực nhai bị lệch trục, khớp cắn khấp khểnh, làm lệch mão sứ, bung khớp nối abutment.
Một lý do nữa khiến quá trình trồng răng implant tại nha khoa xảy ra biến chứng gãy vít đó là không đảm bảo tính vô trùng. Trong quá trình rạch nướu, cắm trụ bác sĩ sử dụng dụng cụ bẩn, không làm sạch răng miệng… dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào mô nướu. Lâu dài các tổ chức nha chu bị nhiễm trùng, làm đào thải trụ implant, vít abutment cũng bị xỉn và sứt mẻ.
Biến chứng đáng sợ nhất khi khách hàng cấy ghép răng giả ở nha khoa kém uy tín là “bị” cấy trụ implant “rởm” vào xương răng. Trụ implant rởm không chỉ chứa nhiều tạp chất độc hại mà còn không đảm bảo tính cứng chắc cần thiết như răng thật. Tình trạng gãy vít, gãy trụ implant, xương nhân tạo lỏng lẻo rất dễ xảy ra.
2.2. Gãy vít abutment do tác động trong quá trình sử dụng
Theo các chuyên gia nha khoa phục hình implant, những khách hàng có hoạt động ăn nhai thô bạo có tỷ lệ gãy abutment cao hơn những người biết cách ăn nhai nhẹ nhàng. Thói quen ăn nhai thô bạo là những thói quen sau đây:
– Thích cắn, xé hoa quả bằng miệng thay vì bổ miếng nhỏ
– Thích gặm xương, ăn sườn sụn, chân gà…
– Thường xuyên ăn đồ cứng, dẻo như kẹo dẻo, kẹo lạc, lương khô, ngô cay…
– Hay dùng răng cắn nắp chai, xé bao bì
– Chỉ ăn nhai tập trung ở vị trí trồng răng implant, gây ra áp lực cho trụ, làm lệch khớp cắn.
Bên cạnh đó, tật nghiến răng cũng là nguyên nhân làm cho vít abutment bị suy yếu và nhanh gãy.
Nguyên nhân cuối cùng làm khớp nối trên implant bị gãy là do bị va đập từ bên ngoài. Điều này thường xảy ra ở những người bị chấn thương đột ngột vùng hàm, chấn thương do chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền…).

3. Cách tháo vít abutment

Các nha sĩ nói rằng khi gãy vít abutment chúng ta có thể thay thế bằng abutment khác hoặc xoáy chặt vít lại. 4 cách xử lý tình trạng gãy khớp nối implant như sau:
Cách 1: Xoay vít từ bên ngoài
Cách này dành riêng cho hàm răng khách hàng có vít abutment gãy với tỷ lệ ⅓.
Cách thực hiện như sau: Bôi trơn vít bằng những chất lỏng hoặc dầu mỡ lành tính để giảm ma sát bên trong. Sử dụng kẹp, dụng cụ gắp, bẩy, nạo, kìm từ từ gẩy ốc vít ra ngoài hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Động tác gẩy vít cần thực hiện tỉ mỉ, nhẹ nhàng, tuyệt đối không được nôn nóng hoặc tác động mạnh lên các vùng khác. Bởi khớp nối gãy sẽ lỏng ra, thao tác sai 1 bước cũng vô tình làm khớp nối tụt sâu vào tận trong chân implant.
Cách 2: Xoay bên trong vít
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiếp cận vít từ bên trong và xoáy vít chặt lại. Bước đầu tiên là tiến hành đục lỗ nhỏ trên thân răng sứ. Sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng gắn vào vít và xoay chặt lại theo đúng chiều hướng tiêu chuẩn. Cuối cùng là nắn chỉnh lại khớp cắn, hướng răng cho đúng trên cung hàm
Cách 3: Đính khoan vào vít để xoay
Chuẩn bị một bộ đồ chuyên sửa chữa máy móc bao gồm tuốc nơ vít to/nhỏ, cờ lê, mũi khoan mua tại cửa hàng kim khí. Sử dụng mũi khoan mini để tạo 1 đường rạch khoảng 1mm trên phần mảnh vít abutment bị gãy. Từ từ dùng mũi khoan ma sát với ốc gãy để tạo ra lực giúp đẩy ngược vít ra ngoài.
Có thể thực hiện thao tác khác bằng việc gắn 1 vài giọt keo 502 vào đầu mũi khoan để cố định đầu khoan. Lúc này chiếc khoan sẽ giống như 1 chiếc cờ lê như chúng ta thường thấy. Chỉ cần khéo léo lách mũi ra để xoay tròn vít abutment là vít này sẽ được đưa ra ngoài.
Cách 4: Sử dụng bộ vặn vít chuyên dụng
Sau khi loại bỏ hết thành phần vít gãy, sứt mẻ ra khỏi trụ răng, chúng ta điều trị triệt để tình trạng này bằng cách thay mới các ốc vít cũ bằng các ốc vít chuyên dụng cho implant. Hoặc sử dụng chính bộ dụng cụ điều chỉnh abutment để lấy phần ốc hỏng ra khỏi răng.
Trên thị trường trồng răng giả có rất nhiều thương hiệu khớp nối abutment nổi tiếng như Nobel Biocare, Neobiotech, Osstem… Những loại abutment này thường đi kèm theo bộ kít xử lý vít gãy vì vậy có bất cứ sự cố gì xảy ra với trụ implant chúng ta có thể sử dụng chúng nhanh chóng mà không cần mua dụng cụ bên ngoài.

4. Cách chăm sóc sau trồng răng implant để bảo vệ trụ abutment

Để bảo vệ khớp nối nói riêng và toàn bộ trụ răng implant nói chung, chúng ta cần biết cách bảo vệ hàm miệng theo chế độ đặc biệt. Sau đây là những lưu ý từ nha sĩ cho khách hàng trồng răng giả:
– Lựa chọn được đúng cơ sở nha khoa uy tín để được cam kết về dịch vụ và tỷ lệ thành công sau cắm trụ implant.
– Biết vệ sinh răng miệng đúng cách như: chải răng 2 lần/ngày kết hợp sử dụng cả chỉ nha khoa. Không được quên súc miệng sau mỗi bữa ăn. Mục đích cuối cùng là đảm bảo kẽ răng và vùng xung quanh răng sứ sạch sẽ, không mắc thức ăn thừa. Hàm miệng sạch sẽ ngăn chặn được tình trạng vi khuẩn sinh sôi gây hại đến bề mặt trụ abutment.
– Nên ăn đồ mềm, cắt nhỏ, dễ nhai. Tuyệt đối không được ăn các đồ vật cứng hay hoạt động cơ hàm quá mức cần thiết.
– Không tự ý cho tay lên răng hay đưa các vật nhọn vào trong để tự “khám” răng sứ. Nếu răng có bất kỳ biểu hiện xô lệch hay viêm nhiễm nào cần đi đến nha khoa để bác sĩ có chuyên môn xử lý
Trên đây là những thông tin về tình trạng gãy vít abutment sau khi trồng răng giả implant. Để đảm bảo thực hiện trồng răng giả an toàn, không xảy ra rủi ro, biến chứng khách hàng hãy cân nhắc lựa chọn những địa chỉ nha khoa đạt tiêu chuẩn hoạt động của Bộ y tế để được bác sĩ giỏi điều trị.
Đặt lịch khám

Các tin khác

Đầu lưỡi nổi hột đỏ là biểu hiện của bệnh gì? Làm sao để chữa trị?

Đầu lưỡi nổi hột đỏ là biểu hiện của bệnh gì? Làm sao để chữa trị?

Đầu lưỡi nổi hột đỏ thường kéo theo các cảm giác đau rát, cộm vướng khó chịu. Đây có thể là ...
(20/08/2023)
Bàn chải điện nào tốt và nên sử dụng?

Bàn chải điện nào tốt và nên sử dụng?

Bạn đang phân vân chưa biết bàn chải điện nào tốt? Bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sản ...
(20/08/2023)
Trẻ mọc răng và thay răng cần lưu ý gì?

Trẻ mọc răng và thay răng cần lưu ý gì?

Giống như răng vĩnh viễn, răng sữa cũng có những chức năng quan trọng đối với quá trình phát triển của ...
(08/07/2024)
Đau răng cấm: Nguyên nhân và cách giảm đau nhanh chóng

Đau răng cấm: Nguyên nhân và cách giảm đau nhanh chóng

Đau răng cấm là một tình trạng thường gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều ...
(19/08/2023)
Lấy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Lấy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Cao răng là gì ắt hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người khi lần đầu tiên được nghe nhắc ...
(16/06/2024)
5 BƯỚC TRONG QUY TRÌNH TRỒNG RĂNG IMPLANT

5 BƯỚC TRONG QUY TRÌNH TRỒNG RĂNG IMPLANT

Trồng răng Implant giúp bạn phục hình các răng đã mất, nhanh chóng sở hữu được một hàm răng bền chắc ...
(09/01/2024)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc