Loading...
Dịch vụ  Nha khoa tổng quát   Dịch vụ nhổ răng  Nhổ răng sữa cho trẻ em

Nhổ răng sữa cho trẻ em

1. Tại sao phải nhổ răng sữa? Nên nhổ răng cho bé khi nào?

Răng sữa là loại răng mọc đầu tiên trong cấu trúc răng của trẻ. Thường từ 6 đến 12 tuổi, những chiếc răng sữa này sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng hàm vĩnh viễn. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý và chủ động nhổ răng sữa cho con khi cần thiết.

Nếu răng sữa của bé đã có dấu hiệu lung lay, cha mẹ cần lưu ý hơn. Nếu không phát hiện kịp thời trong quá trình ăn uống, răng bị rụng ra và trẻ rất dễ bị nuốt nhầm. Theo các bác sĩ nha khoa, trẻ nuốt nhầm răng khi ăn là tình trạng không phải hiếm gặp. Trẻ có thể mắc nghẹn, khó thở và gặp nguy hiểm nếu không được xử lí kịp thời.

Ngoài ra, nếu răng sữa đã lung lay thì chân răng đang dần tự tiêu và không còn chắc chắn. Khi bé ăn uống các thực phẩm có độ dai cứng hoặc cắn vào đâu đó, răng dễ bật ngược và gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, thậm chí chảy máu chân răng.

Nhổ răng sữa có đau không? Khi răng sữa đã đến thời điểm rụng, phần chân răng gần như bong toàn bộ. Vì vậy, việc nhổ răng sữa không gây ra cảm giác đau nhức cho trẻ. Ngược lại, nếu răng sữa bị sâu hoặc bị bệnh và cần phải nhổ trước thời hạn, sẽ gây đau nhức cho răng vì phần chân răng vẫn còn nguyên và bám rất chắc vào nướu.

Nếu bé nhà bạn bị sâu răng hoặc bị sún răng, bố mẹ cần đưa con đến Nha Khoa MEDDENTAL để được bác sĩ khám và tiến hành nhổ răng. Việc này sẽ tránh làm tổn thương phần nướu cũng như giảm đau nhức cho con.
 

Tại sao phải nhổ răng sữa

1.1. Răng sữa chưa lung lay khi đến tuổi mọc răng vĩnh viễn

Khi đến tuổi mọc răng vĩnh viễn, răng sữa cần phải lung lay để nhường chỗ cho răng mới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng sữa không lung lay và khiến răng vĩnh viễn gặp khó khăn khi mọc lên.

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do trẻ mọc răng sữa muộn, dẫn đến thời gian thay răng cũng chậm hơn so với bình thường. Tuy nhiên, nếu sau giai đoạn thay răng (thường là từ 6 – 12 tuổi) mà răng sữa vẫn chưa lung lay, răng vĩnh viễn có thể không bao giờ mọc được.

Việc này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của trẻ trong tương lai.
 

Răng sữa chưa lung lay khi đến tuổi mọc răng vĩnh viễn

1.2. Răng sữa bị sâu

Vấn đề sâu răng sữa là một rủi ro thường gặp đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là khi chế độ ăn uống của bé có nhiều món ăn có vị ngọt và hàm lượng đường cao. Tuy nhiên, ý thức vệ sinh răng miệng của bé thường chưa được đầy đủ, gây thêm nguy cơ tăng cao cho tình trạng sâu răng sữa.

Khi phát hiện răng sữa của bé bị sâu, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới trung tâm nha khoa để được thăm khám kịp thời.

Trong trường hợp răng sâu quá nghiêm trọng, nhổ bỏ răng sữa sớm là cần thiết để tránh tình trạng viêm nhiễm lan sang chân răng và vào tủy, gây đau nhức nghiêm trọng cho trẻ.
 

2. Có nên nhổ răng sữa chưa lung lay không? Nhổ răng sữa có đau không?

Trước khi quyết định nhổ răng sữa chưa lung lay cho trẻ, cha mẹ cần cân nhắc thật kĩ. Nếu quan sát thấy răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu nhú lên nhưng răng sữa vẫn còn rất chắc, không thấy dấu hiệu lung lay, thì nên quyết định nhổ bỏ.

Bởi nếu răng sữa không rụng, răng vĩnh viễn sẽ không có đủ khoảng gian để phát triển lên, đây là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch, đâm vào nướu xung quanh, làm viêm nhiễm chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại tới sức khỏe răng miệng của trẻ.

Bác sĩ nha khoa khẳng định việc nhổ răng sữa không đau. Vì nếu răng sữa đã đến thời điểm cần thay thì 100% chân răng đã bong rời toàn bộ, vì vậy loại bỏ chiếc răng không hề gây ra cảm giác đau nhức cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu nhổ trước thời hạn thì sẽ gây ra tình trạng đau nhức do chân răng vẫn còn nguyên và bị bệnh lý.
 

3. Những ảnh hưởng khi nhổ răng sữa sớm

Việc nhổ răng sữa quá sớm không mang nhiều lợi ích, thậm chí còn gây ra nhiều tác động xấu cho trẻ, không hề giúp răng vĩnh viễn mọc nhanh hơn.

Một khi chân răng vẫn còn rất chắc và chưa có dấu hiệu lung lay, việc cố tình nhổ sớm sẽ khiến bé chảy nhiều máu và gây ra đau đớn.

Ngoài ra, việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới phát âm của trẻ, đặc biệt là ngoại ngữ. Để có thể phát âm chính xác, con người cần phối hợp nhuần nhuyễn giữa toàn bộ răng hàm trên, hàm dưới, lưỡi và môi.

Nếu thiếu mất một chiếc răng, cấu trúc hàm sẽ không hoàn chỉnh và tạo thói quen phát âm sai lệch cho trẻ từ nhỏ.

Răng sữa không chỉ có vai trò nhai thức ăn, mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Nhổ răng sữa quá sớm có thể khiến các răng bên cạnh bị ảnh hưởng, dần nghiêng ngả về vị trí mất răng, và làm răng vĩnh viễn mọc lên sau đó dễ gặp tình trạng chen chúc, mọc lệch so với vị trí ban đầu.
 

4. Nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách như thế nào?

Để nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách, thông thường các bậc phụ huynh nên nhắc nhở trẻ tự lắc nhẹ nhàng chiếc răng sữa lung lay. Sau một thời gian, khi răng mới mọc lên, chân răng cũ sẽ dần tiêu đi và tự rụng mà không cần can thiệp.

Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh muốn tự nhổ răng sữa cho con bằng các phương pháp truyền thống như dùng chỉ hay lắc mạnh, nhưng những cách này có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Phương pháp nhổ răng tại nhà không được vệ sinh và khử khuẩn vết thương đúng cách, có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng chân răng. Trong một số trường hợp, mảnh chân răng vỡ sót lại không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến viêm sưng, ảnh hưởng tới các mô tế bào.

Do đó, nếu quyết định nhổ răng sữa cho bé, phụ huynh nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, nhổ răng đúng cách và tránh để lại ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ trong tương lai.
 

Phụ huynh nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, nhổ răng đúng cách

5. Tại sao sau khi nhổ răng sữa trẻ bị sốt?

Sau khi nhổ răng sữa, trẻ có thể bị sốt do quá trình nhổ răng gây ra một số tác động đến cơ thể. Quá trình nhổ răng gây ra viêm và sưng tại vị trí răng, cũng như làm cho các mạch máu bên dưới da giãn nở. Khi đó, cơ thể phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ để giúp giảm đau và chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.

5.1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt sau khi nhổ răng

Tình trạng nhiều trẻ gặp phải sau khi nhổ răng sữa là bị sốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Lí do phổ biến nhất là quá trình chăm sóc, vệ sinh và ăn uống không được quan tâm đến.

Việc ăn các thực phẩm cứng, dai hoặc uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, do sự chủ quan của một số phụ huynh, có thể làm huyệt răng lại tiếp tục chảy máu, đau đớn và dẫn đến sốt cao.

Vấn đề vệ sinh răng miệng không kĩ cũng có thể khiến vi khuẩn phát triển, làm viêm nhiễm chân răng và gây sốt cho trẻ.

Ngoài ra, trong quá trình tự nhổ răng ở nhà hoặc tại một số trung tâm nha khoa không uy tín, chân răng hoặc các mảnh vỡ của răng đôi khi còn sót lại mà không được phát hiện kịp thời, khiến miệng vết thương không thể lành, sưng tấy, đau nhức và kéo theo sốt cao.
 

Nguyên nhân trẻ bị sốt sau khi nhổ răng sữa

5.2. Cách khắc phục triệt để trẻ bị sốt sau khi nhổ răng

Để khắc phục triệt để tình trạng trẻ bị sốt sau khi nhổ răng, cần tuân thủ các biện pháp sau đây:

Đầu tiên, cho trẻ uống nhiều nước và sử dụng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ để giảm sốt.

Kết hợp với việc chườm túi đá để giúp trẻ giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng. Trong khi đó, cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ của trẻ và kiểm tra huyệt răng thường xuyên. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt hoặc chống viêm sưng được mua ngoài.

Nếu trẻ vẫn sốt cao kéo dài và vết viêm sưng tại chân răng ngày càng nghiêm trọng, cần đưa bé đến ngay các phòng khám, trung tâm y tế để được thăm khám, xử lí kịp thời và loại bỏ chân răng hoặc mảnh vỡ còn sót lại nếu có.
 

6. Nhổ răng sữa mất bao nhiêu tiền?

Để nhổ răng sữa cho bé một cách an toàn, bạn nên đến các nha khoa uy tín như Hệ thống Nha Khoa MEDDENTAL. Tại đây, đội ngũ bác sĩ nha khoa được tuyển chọn với tay nghề vững vàng, kinh nghiệm lâu năm và khả năng xử lý tình huống tốt.

Nhổ răng sữa thường rẻ hơn so với nhổ răng khôn hoặc răng hàm bị sâu vì răng bé thường nhỏ và nướu mểm dễ nhổ. Thông thường, chi phí nhổ răng sữa là khoảng 100.000 VNĐ/1 răng, tuy nhiên, giá có thể chênh lệch nhẹ tùy thuộc vào chất lượng phòng phẫu thuật, công nghệ và tay nghề bác sĩ của từng phòng khám nha khoa.
 

7. Chăm sóc sau khi nhổ răng sữa cho bé thế nào?

Sau khi nhổ răng sữa cho bé, cha mẹ cần quan tâm đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng của bé đúng cách. Họ nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và tránh đánh trực tiếp vào vùng vừa mất răng.

Ngoài ra, việc sử dụng chỉ nha khoa và nước muối ấm pha loãng cũng giúp làm sạch răng sâu hơn, tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn, giúp vết thương sớm lành và tránh viêm sưng.

Thực đơn ăn uống cũng rất quan trọng. Cha mẹ cần tránh cho bé ăn các loại thực phẩm quá cứng, dai hay đồ ăn quá nóng, có thể làm tổn thương vùng răng mới nhổ như đồ cay, đồ chiên rán… Bên cạnh đó, nên cho bé ăn các món ít phải nhai cắn như cháo, súp và uống sinh tố, nước ép trái cây để bổ sung vitamin.

Cuối cùng, cha mẹ cần đưa bé quay lại phòng khám nha khoa để được các bác sĩ tái khám theo lịch hẹn đúng giờ.

 

Chăm sóc sau khi nhổ răng sữa cho bé thế nào

8. Vài điều cần biết khi nhổ răng cho bé

Khi nhổ răng cho bé, có vài điều cần biết. Đầu tiên, bạn nên giải thích với trẻ về quá trình thay răng của mỗi đứa trẻ khi đến độ tuổi. Điều này giúp trẻ chuẩn bị tinh thần và không bị bất ngờ khi chiếc răng của mình bị rụng.

Ngoài ra, bạn cũng nên giải thích về quá trình nhổ răng, công việc của các bác sĩ nha khoa và các dụng cụ nha khoa để trẻ không sợ hãi.

Cha mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ về việc nhổ răng cho trẻ, bao gồm thời gian, tình trạng răng miệng của trẻ và trung tâm nha khoa uy tín.

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một số vật dụng như túi chườm, thuốc hạ sốt nhẹ chuyên dùng cho trẻ nhỏ và bông băng y tế để đề phòng các trường hợp cần thiết cho bé.

8.1. Nhổ răng sữa đầu tiên xong nên làm gì? Vứt ở đâu?

Theo quan niệm ở một số địa phương, sau khi nhổ răng sữa cho trẻ, cần cất răng tại một số vị trí như: mái nhà, gầm giường… hoặc thậm chí vứt đi xa để răng mới mọc thẳng và đẹp hơn.

Ví dụ, ở một số nước Tây phương, có thể cất răng sữa trong túi nhỏ, đặt dưới gối để cô tiên răng (fairy tooth) tới và ban cho răng mới cùng những điều may mắn. Ở Việt Nam, sau khi nhổ răng xong, cần ném lên nóc nhà hoặc gầm giường để cầu răng vĩnh viễn hàm trên hoặc dưới mọc nhanh và thẳng.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, trong răng sữa chứa những tế bào gốc có khả năng sinh sôi rất nhanh. Nếu được lưu giữ đúng cách, những tế bào gốc đó có thể giúp ích rất lớn trong tương lai, như điều trị các bệnh hiểm nghèo, phẫu thuật ghép tủy hay nuôi cấy tế bào. Do đó, sau khi nhổ răng sữa, nên giữ lại răng và lưu giữ đúng cách để có thể sử dụng tế bào gốc trong răng sữa cho mục đích điều trị trong tương lai.

8.2. Nhổ răng sữa cho bé buổi chiều được không

Nhổ răng sữa cho bé vào buổi sáng là tốt nhất, theo lời khuyên của bác sĩ Nha Khoa MEDDENTAL. Buổi sáng, cơ thể bé được trải qua một đêm nghỉ ngơi rất thoải mái, năng lượng trong cơ thể được bổ sung, do đó tâm lý của trẻ cũng đang ở trạng thái tốt nhất.

Tuy nhiên, nếu buổi sáng bố mẹ quá bận thì nhổ răng cho bé vào đầu giờ chiều cũng được. Vì trẻ đã được nghỉ trưa nên thể trạng và tâm lý cũng sẽ thoải mái hơn.

Việc nhổ răng vào 2 thời điểm trong ngày sẽ giúp bác sĩ theo dõi, điều trị kịp thời những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, tránh để cúng gây ra hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe.

Những thông tin đã được chia sẻ ở trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về cách nhổ răng sữa cho trẻ và có thể chăm sóc sức khỏe răng nướu cho trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều khác mà các bậc phụ huynh cần phải chủ động tìm hiểu để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Đặt lịch khám
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc