Trên thực tế, có không ít người bị mất răng nhưng chủ quan, không trồng răng giả sớm. Theo thời gian, chất lượng xương hàm sẽ dần tiêu biến, chức năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy bị mất răng lâu năm có trồng Implant được không? Cần phải lưu ý những gì nếu trồng răn
1. Mất răng lâu năm gây ra những hệ lụy gì
Mất răng lâu năm không trồng răng giả thay thế sẽ gây ra những hệ lụy như: mất tính thẩm mỹ, ăn nhai khó khăn, tiêu xương, lão hóa nhanh, phát âm không chuẩn và ảnh hưởng cả đến các dây thần kinh.
– Mất tính thẩm mỹ: Nếu như bạn bị mất răng cửa, răng nanh hay răng tiền hàm thì khoảng trống sau khi mất răng sẽ bị lộ rõ ra ngoài khi bạn cười, nói. Điều đó khiến cho tổng thể hàm răng bị mất đi tính thẩm mỹ và làm bạn trở nên tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
– Ăn nhai khó khăn: Tất cả các răng trên cung hàm đều giữ vai trò quan trọng đối với chức năng ăn nhai (trừ răng khôn). Do đó, khi răng bị mất đi và không được phục hình sớm thì khả năng ăn nhai sẽ bị suy giảm đáng kể. Nếu kéo dài, bạn còn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…
– Tiêu xương hàm: Về bản chất, mật độ xương hàm được duy trì nhờ lực tác động từ quá trình ăn nhai hàng ngày. Tuy nhiên, khi răng bị mất đi, lực trên cũng không còn nữa. Do đó, sau một thời gian mất răng, bạn sẽ gặp phải tình trạng tiêu xương hàm. Thời gian càng lâu thì mức độ tiêu xương càng nghiêm trọng.
– Lão hóa nhanh: Khi tỉ lệ xương hàm đã bị tiêu biến nhiều, cả dây chằng và cơ mặt đều sẽ bị hóp vào bên trong. Khi đó, quá trình lão hóa sẽ bị đẩy nhanh hơn với các dấu hiệu như da nhăn nheo, má hóp…
– Phát âm không chuẩn: Trên thực tế, răng là một bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp tới âm thanh mà bạn phát ra. Do đó, nếu như hàm răng không còn đầy đủ thì cũng có thể khiến bạn phát âm không rõ chữ, nói ngọng.
– Ảnh hưởng đến dây thần kinh: Vùng xương hàm tại vị trí mất răng bị tiêu biến nhiều sẽ khiến cho dây thần kinh nằm gần niêm mạc hơn. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ bị loạn năng khớp thái dương hàm, gây đau đầu và đau thái dương.
2. Bị mất răng lâu năm có trồng Implant được không
Những người bị mất răng lâu năm hoàn toàn vẫn có thể trồng răng Implant được. Trụ răng sau khi được cấy ghép sẽ liên kết chặt chẽ với xương hàm, giúp đảm bảo độ chắc chắn của răng giả.
Tuy nhiên, mất răng lâu thường đi kèm với tình trạng tiêu xương. Do đó, các bác sĩ cần phải thực hiện thêm một vài kỹ thuật khác như nâng xoang, ghép xương… để cải thiện chất lượng xương. Điều đó nhằm đảm bảo quá trình tích hợp với xương của trụ Implant diễn ra suôn sẻ.
3. Những lợi ích của trồng răng Implant với những người mất răng lâu lăm
So với các phương pháp phục hình răng khác, trồng răng Implant cho người bị mất răng lâu năm đem đến rất nhiều lợi ích như đảm bảo tính thẩm mỹ, cải thiện chức năng ăn nhai, ngăn tiêu xương, không ảnh hưởng đến các răng khác và có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài.
– Đảm bảo tính thẩm mỹ: Răng sứ được gắn trên trụ răng Implant có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cao.
– Cải thiện chức năng ăn nhai: Răng giả được cố định chắc chắn và có độ chịu lực tốt nên chức năng ăn nhai được khôi phục gần như tuyệt đối. Sau khi cấy ghép răng Implant, bạn không cần phải kiêng khem quá nhiều như khi làm hàm tháo lắp và bắc cầu răng sứ.
– Ngăn tiêu xương: Trụ răng Implant sau khi tương thích với các mô trong xương hàm sẽ truyền lực ăn nhai hàng ngày vào xương. Điều đó giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương tiếp tục diễn ra.
– Không ảnh hưởng đến các răng khác: Răng Implant tồn tại một cách độc lập nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới các răng ở vị trí liền kề.
– Có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài: Trong các phương pháp trồng răng, cấy ghép Implant có độ bền cao nhất. Thậm chí, nếu như bạn chăm sóc răng miệng cẩn thận thì hoàn toàn có thể sử dụng trụ tới 25 năm hoặc lâu hơn mà không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
4. Những lưu ý quan trọng khi trồng răng Implant đối với những người mất răng lâu năm
Những người bị mất răng lâu năm cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây trước và sau khi trồng răng.
4.1. Trước khi trồng răng
Trước khi thực hiện cấy răng Implant, bạn nên:
– Trồng răng tại địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, thiết bị hiện đại…
– Mô tả rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân và những loại thuốc hiện đang sử dụng với bác sĩ.
– Không uống rượu, bia, hút thuốc lá trước khi trồng răng vì sẽ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng nhiễm trùng.
– Lựa chọn loại trụ răng phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu của bản thân.
– Giữ tâm lý thoải mái, không nên căng thẳng, lo lắng quá nhiều trước khi trồng răng.
– Uống thuốc kháng sinh dự phòng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
4.2. Sau khi trồng răng
Sau khi đã trồng Implant, bạn nên:
– Chườm đá lạnh vào phần má bên ngoài vị trí trồng răng trong khoảng 10 – 15 phút để giảm đau nhức.
– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để vết thương tại vị trí trồng răng mau chóng hồi phục..
– Tránh ăn thực phẩm cay, nóng, mặn bởi chúng có thể khiến cho vết thương bị kích ứng.
– Không súc miệng bằng nước muối, không khạc nhổ liên tục trong 2 tuần đầu tiên.
– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng 2 lần/ngày, tránh tác động tới vị trí trồng răng.
– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn còn sót lại ở kẽ răng.
– Không hút thuốc lá, uống rượu, bia hay sử dụng bất kỳ chất kích thích nào khác.
– Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ tương thích của vết thương.
Như vậy, với câu hỏi “mất răng lâu năm có trồng Implant được không” thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, bạn cần phải trồng răng tại những địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo hiệu quả phục hình tốt nhất, tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.