Loading...
Tin tức  Tin nha khoa

Tăm xỉa răng - Lợi ích mong manh và hệ lụy khó lường

14:59 | 23/06/2024
Sử dụng tăm xỉa răng sau khi ăn là thói quen của rất nhiều người. Mục đích là để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa ra khỏi kẽ răng. Nhưng liệu dùng tăm xỉa răng có tốt không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa MeDental.

1. Có nên sử dụng tăm xỉa răng không?

Xỉa răng sau khi ăn là thói quen không tốt. Thói quen này lặp đi lặp lại hằng ngày sẽ vô tình làm tổn thương răng lợi. Về lâu dài, tăm xỉa răng thô, cứng, nhọn sẽ làm kẽ răng rộng dần ra. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm thức ăn dễ bị dắt vào – đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng.

2. Tác hại khi sử dụng tăm xỉa răng?

Theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa, không nên sử dụng tăm để xỉa răng vì các lý do sau đây:
Mòn men răng
Men răng là lớp bên ngoài răng, giúp bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Việc dùng tăm để xỉa răng sẽ tạo lực ma sát vào chân răng khiến lớp men này bị phá vỡ và gây mòn răng. Về lâu dài răng sẽ trở nên yếu đi, dễ đau nhức, ê buốt, lung lay,…
Viêm nướu
Tăm xỉa răng có kích thước to và đầu khá nhọn nên khi đâm vào nướu để lấy thức ăn mắc kẹt sẽ làm nướu bị tổn thương. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong nướu. Từ đó dẫn đến các bệnh về nướu không thể khắc phục.
Tụt lợi
Thói quen dùng tăm để xỉa răng là nguyên nhân gây tụt nướu, tụt lợi. Vì khi tăm cọ xát vào răng nướu sẽ làm răng nướu bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm và mòn cổ chân răng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tụt nướu, tụt lợi.
Thưa răng
Việc tác động lực mạnh lên kẽ răng để loại bỏ thức ăn thừa ra ngoài sẽ làm kẽ răng ngày càng thưa, tạo nên lỗ hỏng giữa các chân răng. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm thức ăn bị nhồi nhét nhiều hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, nhất là sâu răng.
Hôi miệng
Dùng tăm để xỉa răng sẽ không thể loại bỏ được hết mảng bám, thức ăn thừa còn lại trên răng. Theo thời gian, mảng bám, thức ăn thừa sẽ tích tụ ngày càng nhiều và gây ra hôi miệng.

3. Cách sử dụng tăm xỉa răng đúng cách

Dùng tăm xỉa răng để loại bỏ thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn là thói quen không tốt nên bạn có thể thay thế bằng chỉ nha khoa.
Chỉ nha khoa là dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng, có thể khắc phục được hầu hết các nhược điểm của tăm xỉa răng. Với thiết kế là một sợi chỉ tơ mảnh được làm từ sợi nilon nhưng rất chắc chắn và có độ đàn hồi tốt. Chỉ nha khoa sẽ giúp lấy đi vụn thức ăn ở kẽ răng một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Đặc biệt, việc dùng chỉ nha khoa để thay thế tăm xỉa răng hằng ngày sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Việc loại bỏ thức thừa ở kẽ răng, chân răng và dưới nướu được hiệu quả hơn. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ hình thành cao răng – nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng.
Tuy nhiên, để chỉ nha khoa phát huy công dụng tốt đa, bạn cần dùng chỉ nha khoa đúng cách. Trước tiên là kéo chỉ lọt qua kẽ răng, khi chỉ đến gần nướu thì uốn cong sợi chỉ thành hình chữ c để để đẩy vụn thức ăn bị mắc kẹt ra ngoài.
Nên sử dụng các loại tăm nước hoặc tăm chỉ nha khoa thay cho các loại tăm tre truyền thống

4. Một số lưu ý khi dùng chỉ nha khoa

Khi dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:
Không dùng quá tiết kiệm: Vì tiết kiệm nên một số người chỉ dùng 1 đoạn chỉ nha khoa ngắn để vệ sinh cho mọi kẽ răng. Điều này không chỉ không loại bỏ được thức ăn thừa mà còn dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Không dùng lực mạnh: Khi làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, nếu dùng lực quá mạnh có thể làm sợi chỉ cắt vào nướu, dẫn đến chảy máu và làm tổn thương các mô mềm trong khoang miệng. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào vết thương và gây viêm nướu.
Chọn chỉ nha khoa phù hợp: Nên sử dụng các loại chỉ mềm, nhỏ, phù hợp với hàm răng. Không nên chọn loại quá thô hoặc cứng vì sẽ làm răng bị thưa dần theo thời gian.
Một số lưu ý khi dùng chỉ nha khoa
Nên sử dụng các loại tăm nha khoa phù hợp với tình trạng răng, khi dùng tăm hạn chế sử dụng lực mạnh gây ảnh hưởng đến nướu

5. Cách chăm sóc răng miệng đúng cách

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, khi bị dắt thức ăn vào kẽ răng bạn không nên dùng tăm mà nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ. Ngoài ra, bạn còn phải:
Đánh răng thường xuyên: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm và đừng quên thay bàn chải 3 tháng/lần. Đánh răng đúng kỹ thuật để không làm răng, nướu bị tổn thương.
Vệ sinh lưỡi: Sử dụng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh lưỡi mỗi ngày, nhất là sau khi ăn xong để hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
Dùng nước súc miệng: Có thể dùng nước muối hay nước súc miệng chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch răng và khoang miệng, giúp răng nướu luôn được chắc khỏe, ngăn ngừa mảng bám hình thành.
Kiểm tra răng miệng định kỳ: Nên đến nha khoa để kiểm tra răng, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
Cách chăm sóc răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách, kết hợp sử dụng thêm các loại tăm nha khoa và nước súc miệng nhằm tăng hiệu quả làm sạch
Vậy là thắc mắc dùng tăm xỉa răng có tốt không đã được giải đáp ở bài viết trên. Nhìn chung, để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng lợi, Nha Khoa MeDental khuyên bạn nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa bị mắc kẹt ở kẽ răng.
Đặt lịch khám

Các tin khác

Bột trắng răng Eucryl có thực sự hiệu quả? Sử dụng như thế nào?

Bột trắng răng Eucryl có thực sự hiệu quả? Sử dụng như thế nào?

Bột trắng răng Eucryl là một trong những sản phẩm làm trắng răng tại nhà hiệu quả và có tính an ...
(21/08/2023)
Nguyên nhân nứt răng cửa và cách xử lý tốt nhất

Nguyên nhân nứt răng cửa và cách xử lý tốt nhất

Răng cửa là một trong những chiếc răng có vai trò thẩm mỹ rất quan trọng trên cung hàm. Vì vậy, ...
(20/08/2023)
Nhổ răng bao lâu thì lành? Nên kiêng ăn gì?

Nhổ răng bao lâu thì lành? Nên kiêng ăn gì?

Nhổ răng là chỉ định cuối cùng mà bác sĩ sẽ phải tiến hành khi không thể thực hiện điều trị ...
(20/08/2023)
Trụ Implant Biotem: Cấu tạo, ưu và nhược điểm nổi bật

Trụ Implant Biotem: Cấu tạo, ưu và nhược điểm nổi bật

Trụ Implant Biotem là một dòng trụ được sử dụng khá phổ biến trong trồng răng bị mất. Trụ có thiết ...
(01/06/2024)
Mài răng là gì? Mài răng có ảnh hưởng gì không

Mài răng là gì? Mài răng có ảnh hưởng gì không

Mài răng là kỹ thuật chủ yếu được thực hiện trong điều trị nha khoa có liên quan đến thẩm mỹ. ...
(23/06/2024)
Lấy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Lấy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Cao răng là gì ắt hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người khi lần đầu tiên được nghe nhắc ...
(16/06/2024)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc