Loading...
Tin tức

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh xuất hiện do đâu? Xử lý ra sao?

18:33 | 20/08/2023

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh thường là lành tính và có thể tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách thì sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn và gây ra nhiều tác động không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và nắm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề này để chủ động hơn trong việc thăm khám, điều trị và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.

1. Thế nào là nanh sữa ở trẻ sơ sinh?

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh còn được gọi là nang lợi, đây là một dạng thương tổn lành tính xảy ra ở niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn.

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng một hoặc nhiều đốm trắng xuất hiện tại vùng lợi của bé, nhìn khá giống mụn trắng mọc trên lợi. Thực chất, chúng là những u nang vỏ mỏng, có chứa chất sừng keratin bên trong. Màu trắng của nanh sữa là các mảnh mụn còn sót lại của tế bào trong xương hàm khi răng sữa đang hình thành.

Nhiều người nghĩ rằng những đốm trắng này là do cặn sữa chưa được làm sạch, suy nghĩ sai lầm này có thể gây nên những thương tổn không đáng có cho trẻ khi cha mẹ cố dùng tay hoặc các vật dụng khác tác động nhằm loại bỏ đốm trắng.

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh

2. Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có biểu hiện như thế nào?

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện cùng với những biểu hiện đặc trưng tại niêm mạc lợi hàm dưới và hàm trên. Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy có các đốm trắng nhỏ chứa dịch màu vàng hoặc trắng với kích cỡ khoảng 2 – 3mm. Một số ít trường hợp, nanh sữa còn có thể tiến triển nặng với kích thước lên tới 1cm.

Khi mới hình thành, các nanh sữa không gây cảm giác khó chịu gì. Nhưng nếu có hiện tượng bội nhiễm thì trẻ sẽ cảm thấy đau rát và khó chịu vô cùng. Lúc này, phần lợi quanh nanh sữa có dấu hiệu tấy đỏ, sưng viêm, thậm chí là viêm loét và sốt nhẹ làm trẻ bỏ bú và quấy khóc nhiều.
 

3. Xử lý như thế nào trong trường hợp nanh sữa ở trẻ sơ sinh?

Nếu bé có biểu hiện mọc nanh sữa, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình hình răng miệng cũng như sức khỏe của bé. Chú ý xem bé có bất kì biểu hiện quấy khóc, khó chịu gì không để có phương án khắc phục kịp thời.

Trường hợp nanh sữa ở trẻ sơ sinh không gây ngứa ngáy, đau rát gì, bé vẫn sinh hoạt và bú mẹ bình thường thì không có gì đáng lo. Cha mẹ chỉ cần lau sạch nướu hàng ngày cho trẻ, mỗi ngày từ 2 – 3 lần, đặc biệt là sau khi bé bú xong để tránh cặn sữa tích tụ, dễ gây nhiễm khuẩn. Cùng với đó là tiếp tục quan sát các biểu hiện của trẻ cho tới khi nanh sữa khỏi hẳn.

Nên lau sạch nướu cho trẻ hàng ngày và sau khi bú

Nên lau sạch nướu cho trẻ hàng ngày và sau khi bú

Đối với trường hợp nanh sữa ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm khuẩn khiến trẻ quấy khóc, đau rát, bú kém thì cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và tìm ra hướng điều trị phù hợp.

Dựa trên tình trạng thực tế của từng bé, bác sĩ sẽ đưa ra phương án chữa trị tối ưu để giúp bé cải thiện tốt nhất cả sức khỏe răng miệng và sức khỏe cơ thể.

Nếu cần thiết có thể tiến hành biện pháp chích rạch nhằm loại bỏ hoàn toàn nanh sữa. Kỹ thuật này cần bảo đảm tính chính xác, yếu tố vô trùng để không gây nhiễm khuẩn, tổn thương khiến bé đau nhức nhiều hơn.

Trước khi điều trị, bác sĩ có thể gây tê để giảm cảm giác khó chịu cho bé. Tiếp theo sử dụng các dụng cụ nha khoa đã tiệt trùng kỹ lưỡng để chích rạch vỏ nang, loại bỏ hoàn toàn chất dịch bên trong.

Sau khoảng 1 – 2 ngày, vết trích rạch nang sữa sẽ tự lành lại mà không phải áp dụng thêm bất kì biện pháp nào khác.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị phù hợp

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị phù hợp

Trong bài viết trên là các thông tin liên quan tới chủ đề nanh sữa ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử lý khi trẻ gặp phải tình trạng này. Nếu còn câu hỏi nào chưa rõ hoặc có mong muốn thăm khám răng miệng cho bé nhà bạn, hãy liên hệ ngay với Nha khoa MeDental để được hỗ trợ tận tình nhé.

Đặt lịch khám

Các tin khác

Có bao nhiêu cách đánh răng bằng baking soda tại nhà?

Có bao nhiêu cách đánh răng bằng baking soda tại nhà?

Hiện nay, việc sử dụng baking soda để làm trắng răng đang được nhiều người lựa chọn. Nhưng vẫn có nhiều ...
(20/08/2023)
Cách có răng khểnh thẩm mỹ, tự nhiên và an toàn

Cách có răng khểnh thẩm mỹ, tự nhiên và an toàn

Răng khểnh được xem là một nét duyên giúp cho nụ cười trở nên cuốn hút, đặc biệt là ở những ...
(20/08/2023)
Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau quai hàm là bệnh lý mà nhiều người thường hay gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh gây ra ...
(19/05/2024)
Bí quyết đánh bay nhiệt miệng

Bí quyết đánh bay nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng cảm ...
(23/06/2024)
[HÀ NỘI] LỄ TÂN

[HÀ NỘI] LỄ TÂN

MedDental là hệ thống nha khoa trực thuộc hệ thống y tế tư nhân Medlatec. Đơn vị là mảnh ghép quan ...
(01/10/2024)
Bị nhiệt miệng nên làm gì?

Bị nhiệt miệng nên làm gì?

Bị nhiệt miệng nên làm gì? Ăn uống như thế nào để các nốt nhiệt nhanh khỏi là vấn đề được ...
(20/08/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc