Loading...
Tin tức

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới uống thuốc gì nhanh khỏi?

04:31 | 21/08/2023

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới uống thuốc gì? Đây là vấn đề gây băn khoăn cho rất nhiều người khi gặp phải tình trạng sưng viêm nướu răng. Hãy cùng theo dõi các thông tin dưới đây để có cái nhìn tổng quát nhất nhé.

1. Nguyên nhân gây sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Trên thực tế, tình trạng sưng nướu răng có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây:

- Mọc răng khôn

Răng khôn hay răng số 8 là chiếc răng mọc ở góc trong cùng của hàm răng khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành. Lúc này, các răng khác đã mọc hoàn thiện cộng với việc nướu lợi đã phát triển cứng chắc, dày dặn nên khi răng nhô lên, nướu sẽ bị tách ra tại khu vực trong cùng kèm theo sưng đỏ và cảm giác đau nhức âm ỉ.

Mọc răng khôn gây sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Mọc răng khôn gây sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

- Viêm nướu

Ngoài mọc răng khôn thì nướu răng còn có thể bị sưng do viêm nha chu, viêm nướu.

Làm sạch răng không tốt khiến mảng bám tích tụ lâu ngày vôi hóa thành vôi răng bám cứng chắc trên bề mặt răng và bên dưới nướu nhưng lại không tới nha khoa cạo vôi răng định kì, điều này sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, tiết ra độc tố gây sưng đỏ, viêm nhiễm nướu, đôi khi còn xuất hiện cả mủ.

- Thói quen xấu

Sử dụng bàn chải có đầu lông quá cứng, chải răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng,… Cũng là những nguyên nhân gây ra thương tổn tại nướu, khiến nướu bị sưng đau.

Dùng tăm xỉa răng thường xuyên có thể gây sưng viêm nướu

Dùng tăm xỉa răng thường xuyên có thể gây sưng viêm nướu

2. Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới uống thuốc gì?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới uống thuốc gì? Có những loại thuốc nào giúp cải thiện sưng viêm nướu?... Đây là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng đặt ra khi gặp phải tình trạng sưng nướu răng. Trong mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ có những chỉ định về thuốc khác nhau sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý, sức khỏe răng miệng cũng như độ tuổi của từng khách hàng. Vậy nên, để có đơn thuốc chính xác và phù hợp nhất, bạn nên tới gặp bác sĩ và thăm khám kỹ lưỡng. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà để tránh các phản ứng không mong muốn.

Sau đây sẽ là một số loại thuốc mà bác sĩ thường kê cho khách hàng bị sưng viêm nướu răng:

- Thuốc sát khuẩn

Thuốc thường được sử dụng là Chlorhexidine hoặc những hoạt chất sát khuẩn khác như stannous fluoride, hexetidine, cetylpyridinium chloride,.. Thuốc Chlorhexidine có thể gây vàng răng tuy nhiên vấn đề này sẽ biến mất sau khi bạn ngừng sử dụng.

Các loại thuốc sát khuẩn thường ở dạng nước súc miệng

Các loại thuốc sát khuẩn thường ở dạng nước súc miệng

Các loại thuốc này thường ở dạng nước súc miệng, bạn phải pha loãng trước khi dùng và không nên dùng quá thời gian quy định. Tuyệt đối không được nuốt.

- Thuốc kháng sinh

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới uống thuốc gì? Trong trường hợp này, thuốc kháng sinh cũng có thể được chỉ định để kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây sưng viêm nướu răng, giúp thương tổn mau chóng phục hồi. Tuy nhiên, loại thuốc này có những yêu cầu rất nghiêm ngặt khi dùng để không gây kháng thuốc nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Một số loại thuốc kháng sinh trị sưng nướu răng thường được dùng cho trường hợp viêm cấp theo mức độ nghiêm trọng lần lượt là: Metronidazole, Amoxicillin, Doxycycline hoặc Minocycline, Clindamycin, Ciprofloxacin, Azithromycin,…

- Thuốc kháng viêm

Thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý để kê đơn thuốc chính xác

Thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý để kê đơn thuốc chính xác

Đối với một số khách hàng, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định dùng thuốc kháng viêm để ức chế các chuyển hóa trung gian của phản ứng viêm, từ đó giảm viêm và giảm sưng đau.

Các thuốc kháng viêm không steroid thường được sử dụng nhất bao gồm meloxicam, ibuprofen, diclofenac và axit mefenamic,…

Chú ý: Nếu có tiền sử viêm loét đường tiêu hóa hoặc hen suyễn, bạn cần thông báo cho bác sĩ khi được chỉ định dùng thuốc ibuprofen đẻ chữa trị sưng viêm nướu.

- Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau thông dụng như Paracetamol cũng có thể được dùng trong điều trị sưng viêm nướu răng. Đây là loại thuốc làm giảm cơ đau khá an toàn và thông dụng. Tuy nhiên, một số ít trường hợp mẫn cảm có thể bị buồn nôn khi uống thuốc này.

Thuốc giảm đau Paracetamol cũng có thể được dùng trong điều trị sưng viêm nướu răng

Thuốc giảm đau Paracetamol cũng có thể được dùng trong điều trị sưng viêm nướu răng

Như vậy, băn khoăn “Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới uống thuốc gì?” Đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Tuy nhiên, phương án này không thể chữa trị dứt điểm tình trạng sưng nướu răng, đặc biệt là trong trường hợp sưng nướu do mọc răng khôn, vôi răng tích tụ lâu ngày. Vậy nên khi phát hiện các triệu chứng bất thường, tốt nhất bạn nên tới phòng khám nha khoa để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

 

Đặt lịch khám

Các tin khác

 3 Yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí niềng răng ở trẻ

3 Yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí niềng răng ở trẻ

Niềng răng cho trẻ em là một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực ...
(26/05/2024)
Trụ Implant Biotem: Cấu tạo, ưu và nhược điểm nổi bật

Trụ Implant Biotem: Cấu tạo, ưu và nhược điểm nổi bật

Trụ Implant Biotem là một dòng trụ được sử dụng khá phổ biến trong trồng răng bị mất. Trụ có thiết ...
(01/06/2024)
Nên làm gì khi răng bị sâu? Cách trị dứt điểm sâu răng

Nên làm gì khi răng bị sâu? Cách trị dứt điểm sâu răng

Sâu răng có thể xảy ở bất kỳ độ tuổi nào nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách. Răng sâu ...
(16/06/2024)
Lấy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Lấy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Cao răng là gì ắt hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người khi lần đầu tiên được nghe nhắc ...
(16/06/2024)
Nong hàm có làm thay đổi khuôn mặt hay không?

Nong hàm có làm thay đổi khuôn mặt hay không?

Nong hàm được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực nha khoa nhằm giúp cho răng mọc sai lệch dễ ...
(01/06/2024)
MedDental đồng hành cùng TTDVKH Viettel nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập

MedDental đồng hành cùng TTDVKH Viettel nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập

Sáng 19/3, nhân dịp kỷ niệm 20 thành lập Trung tâm Dịch vụ Khách hàng Viettel, hệ thống nha khoa MedDental ...
(02/04/2024)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc