Loading...
Tin tức

Nhức răng trong cùng hàm dưới điều trị như thế nào?

05:19 | 21/08/2023

Nhức răng trong cùng hàm dưới là trường hợp mà rất nhiều người có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bị nhức răng trong cùng hàm dưới nên làm gì? Bài viết này sẽ nói chi tiết cho các bạn tham khảo nhé!

1. Nguyên nhân gây nhức răng trong cùng hàm dưới

Mọc răng khôn: Răng khôn thường mọc ở vị trí cuối cùng trên cung hàm. Răng khôn còn còn tên gọi là răng số 8, chúng sẽ mọc khi xương hàm đã phát triển gần như hoàn thiện. Cho nên, răng khôn thường không có chỗ để mọc, dẫn đến tình trạng răng khôn bị mọc lệch và mọc ngầm. Theo kết quả kiểm tra, tỉ lệ răng khôn ở hàm dưới mọc lệch sẽ nguy hiểm nhiều hơn so với răng khôn ở hàm trên. Nếu bạn thấy nhức răng trong cùng hàm dưới thì bạn nên kiểm tra để xác định có phải răng khôn đang mọc không. Vì quanh vùng răng khôn mọc sẽ khiến lợi bị viêm gây đau nhức răng hàm trong cùng.

Sâu răng - viêm tủy: Đây là bệnh lý thường gặp nhất có thể khiến răng bị đau nhức. Sâu răng thường diễn ra rất thầm lặng, các bạn sẽ thấy đau nhức khi các lỗ sâu ăn vào phần mô răng. Những cơn đau nhức, tê buốt sẽ kéo dài khiến bạn khổ sở và khó chịu. Khi nói chuyện, ăn uống cũng khó khăn, sâu nặng còn kèm theo tình trạng sưng má.

Các bệnh lý về viêm nhiễm vùng lợi như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu,… Đây đều là bệnh lý có thể gây đau nhức răng hàm. Trong khoang miệng luôn chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu răng miệng không được vệ sinh sạch cũng chính là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Gây ra tình trạng viêm nhiễm, tạo ra trường hợp răng khôn bị lợi trùm, mảng bám thức răng bị mắc kẹt giữa lợi và răng gây viêm lợi.

Nguyên nhân gây nhức răng trong cùng hàm dưới

Nguyên nhân gây nhức răng trong cùng hàm dưới
 

2. Điều trị nhức răng trong cùng hàm dưới theo từng bệnh lý

Khi thăm khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện của bệnh lý và mức độ nhức răng nặng hay nhẹ để chỉ định cách điều trị phù hợp.

- Điều trị nhức răng do viêm lợi, viêm nướu

Muốn điều trị viêm nướu dứt điểm là phải lấy cao răng và mảng bám trên bề mặt răng. Các bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây bệnh. Giúp nướu lợi dần hồi phục và hồng hào trở lại, không còn tình trạng nhức răng trong cùng hàm dưới như trước.

 

- Điều trị nhức răng do sâu răng

Bác sĩ sẽ bắt đầu nạo sạch phần mô răng đã bị hỏng, có thể lấy tủy răng nếu vi khuẩn đã ăn sâu vào tủy làm viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ sẽ hàn răng bằng vật liệu chuyên dụng hoặc bọc sứ để phục hình lại răng, bịt kín lỗ sâu để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.

Điều trị nhức răng do sâu răng

Điều trị nhức răng do sâu răng

- Điều trị khi bị đau răng khôn

Đối với trường hợp răng khôn mọc thẳng, không bị cản trở bởi xương hàm thì các bạn chỉ cần thực hiện thủ thuật tách nướu để răng khôn được mọc bình thường. Còn nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây nhức răng hàm dưới lâu ngày và có nguy cơ biến chứng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ chiếc răng khôn đó. Với công nghệ nhổ răng siêu âm hiện đại hiện nay thì việc nhổ răng đã được thực hiện rất an toàn, nhẹ nhàng và không gây đau nhức nhiều.

3. Những điều cần làm khi bị nhức răng khôn trong cùng hàm dưới

Khi bị nhức răng trong cùng, nhiều người sẽ nghĩ đến việc phải nhổ bỏ răng khôn nhưng còn tùy theo nguyên nhân mà việc điều trị sẽ khác nhau. Nếu răng mọc thẳng, không bị mọc lệch hoặc chen các răng khác thì các bạn nên bảo tồn răng. Còn nếu răng khôn bị sâu, mọc lệch làm ảnh hưởng đến các răng khác thì bác sĩ thường tư vấn nhổ bỏ chúng vì răng này không có chức năng ăn nhai.

Ngoài ra, cơn đau nhức răng thường nghiêm trọng và kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Do đó bạn hãy sớm đến nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu chưa có thời gian đi khám hoặc đau răng khôn do răng đang mọc bình thường thì bạn hãy sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm để cảm thấy dễ chịu hơn.

- Chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nhức răng trong cùng hàm dưới thường đi cùng với tình trạng viêm nướu và các mô mềm xung quanh. Vì thế việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng. Các bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, ngoài ra nên sử dụng thêm nước súc miệng có tính sát khuẩn và chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng.

Bạn nên chọn những loại bàn chải có lông mềm, đánh răng nhẹ để không làm tổn thương đến nướu ở vị trí mọc răng khôn. Nước muối có tính sát khuẩn cao dùng để súc miệng rất tốt, nếu vị trí nướu mọc răng khôn bị viêm, bạn hãy dùng bông gòn thấm thuốc sát trùng để làm sạch.

Chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Dùng đá lạnh để giảm sưng, đau nhức

Chườm đá lạnh cũng là phương pháp giảm đau, giảm sưng rất hiệu quả, đặc biệt là tình trạng mọc răng khôn hoặc sưng đau do răng mọc lệch, sâu răng.

  • Cho 2 - 3 viên đá bọc vào khăn mềm.
  • Chườm khăn bọc đá lạnh lên vùng má gần vị trí đau nhức từ 2 - 5 phút.
  • Thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày để cơn đau nhức và sưng đau được thuyên giảm
Dùng đá lạnh để giảm sưng, đau nhức

Dùng đá lạnh để giảm sưng, đau nhức

Thêm vào đó, bạn có thể xem xét nhổ răng nếu thấy răng này gây biến chứng đau, u nang nhiễm trùng và làm ảnh hưởng đến răng lân cận. Bác sĩ sẽ kiểm tra, xem xét vùng đau răng có cần nhổ hay không hoặc cách chăm sóc, vệ sinh để giảm đau và bảo tồn răng thật.

Tốt nhất là khi bị nhức răng trong cùng hàm dưới, các bạn nên đi khám tại nha khoa MeDental để được tư vấn giảm đau cũng như điều trị triệt để. Không nên chịu đau khiến cơn đau răng khôn kéo dài và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe nhé!


 
Đặt lịch khám

Các tin khác

5 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả ngay tại nhà

5 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả ngay tại nhà

Cảm giác đau nhức khi mọc răng khôn có đang làm phiền bạn không? Rất nhiều người đã rất ảm ảnh ...
(20/08/2023)
MedDental đồng hành cùng TTDVKH Viettel nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập

MedDental đồng hành cùng TTDVKH Viettel nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập

Sáng 19/3, nhân dịp kỷ niệm 20 thành lập Trung tâm Dịch vụ Khách hàng Viettel, hệ thống nha khoa MedDental ...
(02/04/2024)
Răng lồi xỉ có hình dạng thế nào? Điều trị ra sao?

Răng lồi xỉ có hình dạng thế nào? Điều trị ra sao?

Răng lồi xỉ là tình trạng răng miệng thường gặp ở trẻ vị thành niên. Dù chúng không ảnh hưởng đến ...
(21/08/2023)
Một số thuốc viêm lợi thường dùng bạn nên biết

Một số thuốc viêm lợi thường dùng bạn nên biết

Viêm lợi là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến với biểu hiện ban đầu là chảy máu chân ...
(20/08/2023)
5 BƯỚC TRONG QUY TRÌNH TRỒNG RĂNG IMPLANT

5 BƯỚC TRONG QUY TRÌNH TRỒNG RĂNG IMPLANT

Trồng răng Implant giúp bạn phục hình các răng đã mất, nhanh chóng sở hữu được một hàm răng bền chắc ...
(09/01/2024)
Nguyên nhân và cách khắc phục tụt nướu răng

Nguyên nhân và cách khắc phục tụt nướu răng

Tụt nướu răng do nguyên nhân nào gây nên? Có những biện pháp nào để khắc phục tình trạng này? Nếu ...
(21/08/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc