Loading...
Tin tức  Tin nha khoa

Răng hô là gì – 3 phương pháp khắc phục hiệu quả

01:55 | 01/06/2024

Tình trạng răng hô là một trong những khiếm khuyết về hàm răng rất phổ biến. Không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của khuôn mặt, hô còn là nguyên nhân dẫn tới nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Vậy răng hô là gì? Tại sao răng bị hô? Làm thế nào để khắc phục tình trạng hô hiệu quả và an toàn? Nha Khoa MedDental sẽ giải đáp chi tiết ở bài viết sau.

1. Răng hô là gì

Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn, xảy ra khi các răng hàm trên chìa ra phía bên ngoài so với răng hàm dưới. Tương quan giữa hai răng bị lệch gây ảnh hưởng nhiều đến yếu tố thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của hàm răng (1).

2. Tại sao răng bị hô

Tình trạng răng hô xảy ra do di truyền, tỉ lệ giữa xương hàm với răng, thói quen xấu và thời điểm thay răng không phù hợp.
– Di truyền: Cấu trúc răng và xương hàm mang yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ bị hô thì con gái cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tương tự.
– Tỉ lệ giữa xương hàm và răng: Xương hàm có kích thước nhỏ, khiến răng không có đủ chỗ trống để phát triển, dẫn đến mọc chếch ra phía ngoài.
– Thói quen xấu: Các thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút ngón tay, ngậm núm vú giả… tác động lực lên hàm răng. Nếu thói quen trên diễn ra trong thời gian dài thì sẽ khiến cho răng bị hô.
– Thời điểm thay răng không phù hợp: Răng sữa bị rụng quá sớm hay quá muộn đều có thể dẫn tới tình trạng răng hô.

3. Những bất lợi khi có răng hô

Răng hô gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực như: mất thẩm mỹ, suy giảm chức năng ăn nhai, dễ bị chấn thương răng, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, phát âm khó khăn và gây rối loạn khớp thái dương hàm (3).
– Mất thẩm mỹ: Răng hô khiến hai hàm trên, dưới bị lệch nhau khá nhiều, gây mất tính thẩm mỹ của toàn bộ gương mặt.
– Chức năng ăn nhai: Khớp cắn hai hàm bị sai lệch khiến cho lực nhai không khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai.
– Dễ bị chấn thương răng: Răng bị nhô ra ngoài dễ bị chấn thương bởi những ngoại lực tác động khi tai nạn, quá trình chơi thể thao, tai nạn…
– Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng: Hô khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày gặp nhiều khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến mắc bệnh lý như sâu răng, viêm tủy răng…
– Phát âm khó khăn: Những người bị hô thường dễ gặp phải tình trạng nói ngọng, phát âm không tròn vành rõ chữ.
– Rối loạn khớp thái dương hàm: Răng hô, khớp cắn sai lệch… tạo áp lực lên vùng khớp thái dương, gây rối loạn khớp thái dương hàm kèm theo các triệu chứng như đau nhức, khó đóng mở miệng

4. Răng hô là gen trội hay gen lặn

Phần lớn trường hợp răng hô là do di truyền gen trội. Gen trội là các gen có tính trạng trội hơn. Nếu hô ở bố là tính trạng của gen trội thì chắc chắn con sẽ giống bố. Còn nếu hô ở bố là tính trạng gen lặn mà mẹ có gen trội thì con sẽ giống mẹ.
Một số ít trường hợp đặc biệt gen lặn vẫn có thể di truyền răng hô. Nghĩa là cha mẹ có khớp cắn hai hàm hoàn toàn bình thường nhưng lại sở hữu gen lặn quy định răng hô thì vẫn có nguy cơ sinh con ra bị hô.

5. Răng hô có bao nhiêu loại

Răng hô được chia ra thành 3 loại chính là: hô do răng, hô do hàm, hô do cả răng và hàm.
– Hô do răng: Các răng ở hàm trên có xu hướng mọc chìa ra ngoài, bao phủ lên các răng ở hàm dưới.
– Hô do hàm: Răng hàm trên mọc thẳng, đúng vị trí nhưng xương hàm phát triển mạnh mẽ khiến hàm trên bị nhô ra ngoài nhiều.
– Hô do cả răng và hàm: Răng hàm trên mọc chìa ra ngoài kết hợp với xương hàm quá phát.

6. Cách khắc phục răng hô

Răng hô được khắc phục bằng các phương pháp sau: phẫu thuật hàm hô, niềng răng và bọc răng sứ.

6.1. Phẫu thuật hàm hô

Phương pháp phẫu thuật hàm hô được áp dụng với trường hợp hô do hàm. Bác sĩ răng hàm mặt sử dụng những máy móc và công nghệ hiện đại để nắn chỉnh xương hàm sao cho khớp cắn hai hàm đúng chuẩn và cố định lại bằng nẹp vít.
Toàn bộ quá trình cần được thực hiện trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối để ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật.
Riêng đối với trường hợp hô do cả răng và hàm thì khách hàng cần kết hợp cả hai phương pháp niềng răng và phẫu thuật thì mới có thể đạt được kết quả như ý

6.2. Niềng răng hô

Niềng răng là phương pháp được bác sĩ nha khoa tư vấn đối với trường hợp hô do răng. Các bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài, dây cung, khay trong… để chỉnh răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên hàm, giúp hàm răng đúng chuẩn khớp cắn (4).
Hiện niềng răng hô được chia thành hai phương pháp chính là niềng bằng mắc cài và niềng khay trong. Quá trình niềng răng hô sẽ kéo dài trong khoảng 18 – 24 tháng. Mặc dù thời gian niềng kéo dài nhưng hiệu quả đem lại chắc chắn sẽ không khiến khách hàng phải thất vọng.

6.3. Bọc răng sứ cho răng hô

Bọc răng sứ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng răng hô nhẹ do răng mọc sai lệch. Bác sĩ nha khoa tiến hành mài cùi răng thật để tạo thành trụ vững chắc nâng đỡ mão sứ bên trên. Mão sứ được chế tác với hình dáng và màu sắc giống với răng thật gần như tuyệt đối nên có tính thẩm mỹ cao.
Răng sứ có khả năng chịu lực khá tốt nên khách hàng có thể thoải mái ăn nhai hàng ngày. Nếu như khách hàng lựa chọn những dòng răng toàn sứ cao cấp thì tuổi thọ của răng có thể kéo dài đến 20 năm khi được chăm sóc đúng cách.
 
Đặt lịch khám

Các tin khác

Trẻ mọc răng và thay răng cần lưu ý gì?

Trẻ mọc răng và thay răng cần lưu ý gì?

Giống như răng vĩnh viễn, răng sữa cũng có những chức năng quan trọng đối với quá trình phát triển của ...
(08/07/2024)
Biện pháp điều trị răng khấp khểnh hiệu quả nhất hiện nay

Biện pháp điều trị răng khấp khểnh hiệu quả nhất hiện nay

Răng khấp khểnh là một trong những khiếm khuyết về răng xảy ra với tỉ lệ tương đối cao. Tình trạng ...
(20/08/2023)
 Tụt lợi khi niềng răng -

Tụt lợi khi niềng răng - "Kẻ thù" thầm lặng: Lộ diện nguyên nhân và cách đánh bại

Tụt lợi khi niềng răng là tình trạng không ai mong muốn khi thực hiện chỉnh nha bởi nó gây ra ...
(23/06/2024)
5 BƯỚC TRONG QUY TRÌNH TRỒNG RĂNG IMPLANT

5 BƯỚC TRONG QUY TRÌNH TRỒNG RĂNG IMPLANT

Trồng răng Implant giúp bạn phục hình các răng đã mất, nhanh chóng sở hữu được một hàm răng bền chắc ...
(09/01/2024)
Sưng má trong miệng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Sưng má trong miệng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Một vấn đề răng miệng rất thường gặp phải ở mọi lứa tuổi đó là viêm lợi. Nếu không chữa trị ...
(20/08/2023)
Có những cách giảm đau răng hàm nào nhanh chóng và hiệu quả?

Có những cách giảm đau răng hàm nào nhanh chóng và hiệu quả?

Đau răng hàm có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ảnh hưởng rất nhiều đến công ...
(20/08/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc