Loading...
Tin tức  Tin nha khoa

Bí quyết đánh bay nhiệt miệng

15:49 | 23/06/2024
Nhiệt miệng là một bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng cảm giác đau nhức do nhiệt miệng gây ra khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, nhất là khi ăn uống hoặc nói chuyện. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này thì trong bài hôm nay hãy cùng Nha Khoa MedDental xem ngay những cách trị nhiệt miệng nhanh khỏi trong 1 ngày mà ai cũng có thể thực hiện.

1.  Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là:
- Ăn nhiều đồ cay, nóng hoặc đồ chứa nhiều gluten gây nóng trong người.
- Vô tình cắn vào mô mềm trong má, đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng,… làm khoang miệng tổn thương và dần dần phát triển thành vết loét miệng.
- Cơ thể thiếu các loại vitamin phòng ngừa nhiệt miệng như B6, B2, C, kẽm, acid folic,…
- Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn mang thai.
- Căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.

2. Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày tại nhà

Nhiệt miệng thường kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, để tình trạng này chấm dứt trong 1 ngày bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách dưới đây:

2.1.Trị nhiệt miệng bằng rau diếp cá

Theo Đông y, diếp cá có vị cay, tính lạnh có công dụng thải độc, kháng viêm, sát trùng và làm mát cơ thể. Ngoài ra, thành phần diếp cá còn có chứa chất kháng sinh decanoyl – acetaldehyd có khả năng diệt khuẩn và loại bỏ ký sinh trùng hiệu quả. Do đó, diếp cá được xem là loại rau đứng đầu trong việc chữa trị nhiệt miệng trong thời gian nhanh chóng.
Có thể sử dụng rau diếp cá để chữa nhiệt miệng theo các cách sau đây:
Cách 1: Rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày như một loại rau sống.
Cách 2: Rau diếp cá rửa sạch, cho vào máy xay xay nhuyễn và lọc lấy nước nước cốt để uống. 

2.2. Cách chữa nhiệt miệng bằng rau ngót

Rau ngót là loại rau có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc. Khi kết hợp với mật ong có tính kháng viêm sẽ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng đau rát của nhiệt miệng trong tức thì.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rau ngót rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn.

Bước 2: Sau đó chắt lấy nước cốt và cho thêm vào một ít mật ong.
Bước 3: Dùng tăm bông chấm vào hỗn hợp này rồi bôi trực tiếp vào vết nhiệt miệng. 

Lưu ý nên giữ nguyên trong khoang miệng từ 5 – 10 phút rồi mới súc miệng lại. Kiên trì thực hiện ngày 2 – 3 lần cho đến khi các vết nhiệt miệng hoàn toàn biến mất thì dừng lại.

2.3. Cách trị nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Từ xưa, bột sắn dây là cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày phổ biến và thường được áp dụng trong dân gian . Bởi bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng và làm dịu các vết lở loét trong khoang miệng vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. 
Cách thực hiện:
Bước 1: Pha bột sắn dây với nước ấm theo tỉ lệ phù hợp.
Bước 2: Bạn có thể tăng hoặc giảm lượng bột cho vào để điều chỉnh độ sệt của nước sao cho dễ uống nhất.
Lưu ý: Mỗi ngày uống từ 1 – 2 cốc sắn dây, bạn sẽ cảm thấy vết loét nhiệt miệng được thuyên giảm một cách đáng kể

2.4. Mẹo chữa nhiệt miệng bằng Baking Soda

Baking Soda được biết đến với công dụng làm sạch, sát khuẩn và kháng viêm. Nhờ đó mà nó có thể làm vết loét trong khoang miệng nhanh lành hơn với hiệu quả chỉ sau 1 – 2 ngày áp dụng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Hòa tan 5g Baking Soda với 250ml nước.
Bước 2: Hỗn hợp thu được sử dụng để súc miệng.
Lưu ý là mỗi ngày chỉ nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần 30s. Không nên thực hiện quá nhiều hoặc pha Baking Soda quá đặc vì chúng có thể làm nướu và lợi bị tổn thương nhiều hơn.

2.5. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong

Trong mật ong có chứa các thành phần có khả năng kháng viêm và làm lành vết thương rất tốt. Do đó, cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày bằng mật ong rất được nhiều người áp dụng và công nhận về hiệu quả.
Cách thực hiện
Bước 1: Dùng tăm bông chấm 1 lượng mật ong nhất định rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng.
Bước 2: Giữ nguyên trong vòng 3 – 4 phút rồi súc miệng lại với nước sạch
Lưu ý: Kiên trì thực hiện 3 lần/ngày, các triệu chứng nhiệt miệng sẽ được cải thiện rõ rệt.

2.6. Cách trị nhiệt miệng nhanh bằng tỏi

Một trong những cách trị nhiệt miệng nhanh trong 1 ngày thường được áp dụng là tỏi. Đây được xem là nguyên liệu phổ biến và dễ tìm thấy trong hầu hết căn bếp của gia đình Việt. Trong tỏi có chứa hoạt chất Allicin có tác dụng kháng viêm và giảm nhiệt miệng hiệu quả khi sử dụng.
Cách thực hiện: 
Bước 1: Lấy một tép tỏi bóc vỏ, cắt đôi.
Bước 2: Dùng tỏi đã sơ chế xoa lên vết loét nhiệt miệng từ 1 – 2 phút.
Cách trị nhiệt miệng nhanh bằng tỏi
Hoạt chất Allicin có trong tỏi được cho là có khả năng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng tại nhà
Lưu ý: Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần bạn sẽ nhanh chóng thấy rõ hiệu quả.

2.7. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng nước muối

Nước muối có tác dụng sát khuẩn, khử trùng và giúp vết loét nhiệt miệng nhanh khô hơn. Mặc dù lúc đầu súc miệng bạn sẽ cảm thấy hơi rát nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện khi vết nhiệt miệng lành dần.
Cách thực hiện: 
Bước 1: Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc tự pha tại nhà theo tỷ lệ 1 thìa cafe muối với nửa cốc nước ấm.
Bước 2: Khi súc miệng, bạn nên giữ khoảng 20 – 30s rồi mới nhổ ra.
Lưu ý: Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ giảm đau rát tại vị trí nhiệt miệng.

2.8. Mẹo trị nhiệt miệng trong 1 ngày bằng đá lạnh

Một cách trị nhiệt miệng cực kỳ đơn giản và hiệu quả đó là sử dụng đá lạnh. Chỉ cần lấy viên đá lạnh chườm lên vết nhiệt miệng. Hơi lạnh từ đá sẽ giúp gây tê khu vực bị thương, kháng viêm và giúp vết nhiệt miệng nhanh chóng phục hồi

2.9. Mẹo trị nhiệt miệng bằng sữa chua

Các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn H.pylori là một trong những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Vì vậy, bạn có thể bổ sung sữa chua vào các bữa ăn hằng ngày để cung cấp các lợi khuẩn tốt cho cơ thể, giúp vết nhiệt miệng lành nhanh hơn.

3. Biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng

Dưới đây là các biện pháp mà bạn cần thực hiện để phòng ngừa nhiệt miệng:
- Không nên ăn cùng lúc quá nhiều các thực phẩm gây kích ứng cho khoang miệng như bưởi, cam, chanh, dứa. Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm mát cơ thể.
- Không nên vừa nhai vừa nói chuyện để tránh cắn trúng miệng gây ra vết thương.
- Vệ sinh răng miệng thật tốt bằng cách chải răng tối thiểu 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để nâng cao hiệu quả làm sạch.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress.
- Uống từ 1.5 – 2 lít nước/ngày. Có thể uống thêm các loại nước có tác dụng giải nhiệt, mát gan như nước sắn dây, nước rau má, nước râu ngô,…
Nhiệt miệng là căn bệnh mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực. Vì vậy bạn có thể thử áp dụng những cách trị nhiệt miệng trong một ngày vừa đơn giản vừa hiệu quả mà Nha Khoa Kim vừa chia sẻ ở trên để giảm bớt cảm giác khó chịu và giúp vết thương chóng lành hơn.
Đặt lịch khám

Các tin khác

Trẻ thay răng sữa vào thời điểm nào? Trình tự thay răng ra sao?

Trẻ thay răng sữa vào thời điểm nào? Trình tự thay răng ra sao?

Trẻ nhỏ sẽ bắt đầu mọc răng sữa từ khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thiện khi mọc đầy đủ 20 ...
(20/08/2023)
Triệu chứng mòn cổ chân răng và biện pháp phòng ngừa

Triệu chứng mòn cổ chân răng và biện pháp phòng ngừa

Mòn cổ chân răng là vấn đề về răng miệng thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết ...
(21/08/2023)
BIẾN CHỨNG SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

BIẾN CHỨNG SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Nhổ răng khôn rất cần thiết với những trường hợp mọc lệch, bị sâu,.. Tuy nhiên, trước khi nhổ răng, nhiều ...
(05/01/2024)
Có bầu nên bọc răng sứ không? Khi nào nên bọc?

Có bầu nên bọc răng sứ không? Khi nào nên bọc?

Có bầu nên bọc răng sứ không? Bác sĩ cho biết, có bầu sẽ bọc được răng sứ khi các mẹ ...
(26/05/2024)
KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN? NÊN NHỔ Ở ĐÂU?

KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN? NÊN NHỔ Ở ĐÂU?

Răng khôn mọc lệch, mọc chen chúc có thể gây đau, vệ sinh răng miệng khó khăn, từ đó làm tăng ...
(02/01/2024)
Răng lồi xỉ có hình dạng thế nào? Điều trị ra sao?

Răng lồi xỉ có hình dạng thế nào? Điều trị ra sao?

Răng lồi xỉ là tình trạng răng miệng thường gặp ở trẻ vị thành niên. Dù chúng không ảnh hưởng đến ...
(21/08/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc