Loading...
Tin tức

Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng chảy máu chân răng

19:39 | 20/08/2023

Hiện tượng chảy máu chân răng diễn ra khá thường xuyên, chúng ta có thể gặp phải hiện tượng này sau khi ăn thức ăn cứng, dùng chỉ nha khoa, chải răng hoặc ngay cả khi không làm gì. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng, bạn nên chữa trị sớm để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng

Hiện tượng chảy máu chân răng trên thực tế là tình trạng chảy máu từ phần nướu, lợi, thường xuất hiện khi ăn nhai thực phẩm cứng, chải răng, dùng chỉ nha khoa hoặc nguy hiểm hơn là chảy máu nướu ngay cả khi không có tác động gì. Những người bị chảy máu nướu thường xuyên sẽ có cả các biểu hiện bất thường khác như sưng nướu, viêm nướu, hôi miệng,…

Một số bệnh lý gây ra tình trạng chảy máu chân răng bao gồm:

- Viêm nướu

Viêm nướu là hiện tượng nướu bị viêm, sưng, thương tổn dẫn tới chảy máu. Bệnh này có thể đến thói quen vệ sinh răng sai cách, không loại bỏ hết vụn thức ăn và mảng bám tại chân răng. Bề mặt răng càng tích tụ nhiều cặn thức ăn và vôi răng sẽ gây ra viêm nướu và chảy máu nướu.

Hiện tượng chảy máu chân răng do viêm nướu

Hiện tượng chảy máu chân răng do viêm nướu

- Sâu răng

Sâu kẽ răng rất thường xảy ra bởi kẽ răng là vị trí bàn chải khó tiếp cận, làm thức ăn thừa dễ đọng lại tại lỗ sâu. Khu vực này cũng rất dễ bị viêm nướu, nhiễm trùng chân răng dẫn đến chảy máu.

Răng bị sâu khiến người mắc có xu hướng hạn chế nhai ở phía hàm có răng sâu do cảm giác đau nhức và ê buốt. Điều này càng làm cho mảng bám và vôi răng tích tụ nhiều, làm hiện tượng chảy máu chân răng ngày càng nghiêm trọng.

- Răng mọc chen chúc, lệch lạc

Răng mọc lệch gây tác động không hề nhỏ tới khớp cắn, đồng thời làm quá trình vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Nếu răng miệng không được vệ sinh tốt, thức ăn tồn đọng trong kẽ răng sẽ khiến nướu bị viêm và chảy máu.

- Chấn thương nướu

Chấn thương nướu gặp phải khi va đập mạnh vào nướu, chà xát răng quá mạnh, sử dụng chỉ nha khoa sai cách, lông bàn chải đánh răng quá cứng, đánh răng quá mạnh,…

- Nguyên nhân khác

Đôi khi hiện tượng chảy máu nướu không đến từ các bệnh lý răng miệng mà xảy ra do những nguyên nhân khác như: Thiếu vitamin K, thay đổi nội tiết tố, nghiện thuốc lá, ảnh hưởng từ thuốc điều trị, mắc bệnh về gan, tiểu đường, ung thư,…

Nghiện thuốc lá cũng có thể dẫn đến chảy máu nướu

Nghiện thuốc lá cũng có thể dẫn đến chảy máu nướu

2. Biện pháp khắc phục hiện tượng chảy máu chân răng

Khi có hiện tượng chảy máu chân răng, nhất là những trường hợp bị chảy máu thường xuyên, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng tại nha khoa để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng chảy máu nướu, chân răng đều sẽ thuyên giảm và chấm dứt sau khi áp dụng những phương pháp sau:

- Cạo vôi răng

Cần loại bỏ hoàn toàn mảng bám, vôi răng gây viêm nướu, tụt nướu và chảy máu chân răng. Tiếp theo, tùy vào mức độ viêm nướu mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp để nướu phục hồi hoàn toàn.

- Chữa trị sâu răng

Nếu răng bị sâu, nhiễm trùng, bạn cần tiến hành điều trị ngya, loại bỏ các mô răng bị hư hại, trám bít lỗ sâu, tránh để thức ăn và vi khuẩn tích tụ gây viêm nướu.

- Chỉnh răng lệch

Nếu hàm răng của bạn mọc lệch lạc gây ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, thẩm mỹ hoặc là yếu tố gây ra tình trạng viêm nướu, hiện tượng chảy máu chân răng thì bác sĩ có thể tư vấn bạn chỉnh nha để khắc phục.

Nếu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu nướu là do các bệnh lý toàn thân khác thì bạn cần đi khám chuyên khoa và điều trị sớm. Càng để lâu, bệnh sẽ càng tiến triển nặng, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và việc chữa trị càng khó khăn.

Nên đi khám và điều trị sớm khi có dấu hiệu chảy máu nướu thường xuyên

Nên đi khám và điều trị sớm khi có dấu hiệu chảy máu nướu thường xuyên

Như vậy, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng cũng như biện pháp khắc phục đã được đề cập tương đối cụ thể trong bài viết phía trên. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này nhưng chưa tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết thì hãy ghé qua Nha khoa MeDental, đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt giỏi sẽ thăm khám và tư vấn miễn phí cho bạn.

Đặt lịch khám

Các tin khác

Bị đau quai hàm gần tai bên trái và các bệnh nha khoa có liên quan

Bị đau quai hàm gần tai bên trái và các bệnh nha khoa có liên quan

Bị đau quai hàm gần tai bên trái có thể do các vấn đề về răng miệng gây nên. Để bảo ...
(20/08/2023)
Talk show “Nụ cười chiến binh & Hành trình chiến thắng bệnh lý tuyến giáp”

Talk show “Nụ cười chiến binh & Hành trình chiến thắng bệnh lý tuyến giáp”

Sáng ngày 03/12/ 2023, Nha khoa MedDental vừa tổ chức thành công Talkshow “Nụ cười chiến binh & Hành trình chiến ...
(04/12/2023)
5 cách trị đau răng tại nhà bạn nên biết

5 cách trị đau răng tại nhà bạn nên biết

5 cách trị đau răng đơn giản tại nhà bạn có thể tham khảo đó là sử dụng lá bạc hà, tỏi, đinh ...
(19/08/2023)
Bàn chải điện nào tốt và nên sử dụng?

Bàn chải điện nào tốt và nên sử dụng?

Bạn đang phân vân chưa biết bàn chải điện nào tốt? Bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sản ...
(20/08/2023)
Phải làm sao nếu răng mọc ngầm?

Phải làm sao nếu răng mọc ngầm?

Răng mọc ngầm không phải hiện tượng hiếm gặp mà đây là vấn đề có thể xảy ra ở bất cứ ...
(21/08/2023)
Làm gì khi răng có vết đen? Cách xử lý hiệu quả

Làm gì khi răng có vết đen? Cách xử lý hiệu quả

Răng có vết đen là vấn đề răng miệng có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, tỷ lệ ...
(21/08/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc