“Bị nhiệt miệng nên làm gì?” Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra bởi nhiệt miệng gây ra cảm giác đau rát, khó chịu vô cùng, gây ảnh hưởng đến cả việc ăn uống và sinh hoạt thường ngày.
Khi chẳng may bị nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để cải thiện tình trạng bệnh:
Pha 2 thìa nước ép nha đam và 1 thìa cà phê baking soda vào nửa cốc nước. Súc miệng với một ngụm nhỏ hỗn hợp nước này trong vòng 15 giây rồi nhổ đi. Thực hiện cho tới khi hết lượng nước đã pha.
Áp dụng biện pháp này đều đặn hàng ngày, mỗi ngày 1 lần, tình trạng nhiệt miệng sẽ mau chóng thuyên giảm và khỏi hẳn.
Làm nước súc miệng từ nha đam và baking soda trị nhiệt miệng
Pha giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 và sử dụng để súc miệng hàng ngày, ác nốt nhiệt miệng sẽ mau chóng biến mất.
Sở dĩ giấm táo có công dụng này là nhờ lượng axit acetic trong thành phần, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và gia tăng lợi khuẩn trong khoang miệng.
Sau khi pha trà, bạn hãy giữ lại túi trà để chữa nhiệt miệng. Cách làm cực kì đơn giản, chỉ cần đắp túi trà ướt lên vị trí vết loét, cảm giác đau rát sẽ được cải thiện rõ rệt.
Bạn có thể lấy bông gòn thấm dung dịch oxy già loãng (tỉ lệ ½ oxy già – ½ nước) và chấm vào vết loét trong miệng. Không ăn uống sau khoảng 1 giờ từ khi chấm oxy già. Tiến hành sát khuẩn mỗi ngày đẻ có được hiệu quả tốt nhất.
Hãy lấy một viên đá nhỏ và ngậm trong miệng để làm dịu vết loét và hạn chế sưng viêm. Nhiệt độ thấp của nước đá có thể làm chậm lượng máu lưu thông đến vết loét nên sẽ giúp bạn giảm đau rát và sưng tấy.
Cải thiện cảm giác đau rát do nhiệt miệng bằng cách chườm lạnh
Nếu đã áp dụng các biện pháp chữa nhiệt miệng tại nhà mà các vết loét vẫn không thuyên giảm trong thời gian dài thì bạn hãy tới gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám, chẩn đoán và nhận tư vấn về cách chữa trị phù hợp nhé.
Bên cạnh vấn đề bị nhiệt miệng nên làm gì, khẩu phần ăn hàng ngày cũng là điều bạn cần quan tâm khi bị nhiệt miệng. Các bác sĩ khuyến cáo, người bị nhiệt miệng nên bổ sung các loại thực phẩm dưới đây vào bữa ăn hàng ngày:
Nên bổ sung nhiều hoa quả tươi, rau xanh trong bữa ăn để cung cấp đủ vitamin và các dưỡng chất thiết yếu khác như kẽm, canxi, sắt,… Điều này giúp hạn chế thương tổn ở niêm mạc và đẩy nhanh tốc độ phục hồi các vết loét.
Bổ sung nhiều hoa quả tươi, rau xanh trong bữa ăn hàng ngày
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất với các loại thịt như thịt ngan, thịt vịt, các loại cá như cá trắm, cá rô phi, cá chép,… Đây là những thực phẩm có tính mát, sẽ giúp bạn hạ nhiệt cho khoang miệng.
Các món ăn chế biến từ đậu đen, đậu xanh đều mang lại rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp hỗ trợ khá tốt trong việc làm giảm các triệu chứng do nhiệt miệng gây ra.
Trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn lactobacillus acidophilus, chúng có khả năng chống lại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, cải thiện các vết loét do nhiệt miệng gây nên. Bạn có thể sử dụng sữa chua và các chế phẩm khác từ sữa mỗi ngày khoảng 225g.
Uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm những loại nước mát khác có công dụng thanh nhiệt cơ thể như nước atiso, trà khổ qua, nha đam,…
Uống đủ nước mỗi ngày
Với băn khoăn, bị nhiệt miệng nên làm gì? Nha khoa MeDental đã cung cấp các thông tin giải đáp trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng nhiệt miệng của mình. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được các bác sĩ và đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ nhé.