Loading...
Tin tức  Tin nha khoa

Trụ Implant Biotem: Cấu tạo, ưu và nhược điểm nổi bật

02:00 | 01/06/2024
Trụ Implant Biotem là một dòng trụ được sử dụng khá phổ biến trong trồng răng bị mất. Trụ có thiết kế thông minh tỉ lệ thành công cao. Bên cạnh đó, trụ còn được nhiều người ưu ái bởi chi phí phải chăng nhưng khả năng phục hình răng rất tốt.

1. Trụ Implant Biotem xuất xứ từ đâu

Trụ Biotem là một dòng trụ Implant đến từ tập đoàn Biotem của Hàn Quốc. Tập đoàn thành lập năm 2012. Tới năm 2014, tập đoàn đã xây dựng nhà máy tại thủ đô Seoul để chính thức nghiên cứu và sản xuất sản phẩm Implant Biotem độc quyền.
Kể từ khi ra mắt trụ Implant, tập đoàn Biotem luôn không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy, mặc dù ra đời khá muộn so với các dòng Implant khác trên thị trường nhưng trụ Biotem đã dần khẳng định được vị thế nhờ chất lượng và hiệu quả phục hình răng vượt trội.
Trong nhiều năm liền, trụ Biotem luôn lọt vào top các dòng trụ bán chạy trên thị trường. Hiện trụ đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

2. Cấu tạo của trụ Biotem

Trụ Biotem được làm từ vật liệu titanium nguyên chất với thiết kế xoắn dọc theo thân trụ của răng. Titanium là một vật liệu cực kỳ an toàn, có khả năng tương thích sinh học tốt và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Lớp axit tự nhiên bao phủ bên ngoài giúp ngăn chặn titanium bị rỉ sét. Nhờ vậy, ngay cả khi tồn tại một khoảng thời gian dài ở trong xương hàm, trụ Biotem cũng không tạo ra những phản ứng gây hại cho cơ thể.
Bên cạnh đó, thiết kế xoắn dọc từ thân trụ đến chân trụ, giúp gia tăng bề mặt tiếp xúc với xương hàm. Nhờ vậy, thời gian tích hợp xương sẽ được rút ngắn đi đáng kể, đồng thời nâng cao khả năng phục hình của răng.

3. Trụ Biotem có tốt không

Trụ Biotem là một dòng trụ có chất lượng tốt với nhiều ưu điểm nổi bật nên phù hợp để phục hình răng.

3.1. Ưu điểm của trụ Implant Biotem

Trụ Biotem có những ưu điểm nổi bật sau: khả năng tương thích với xương hàm tốt, thẩm mỹ tốt, ăn nhai hiệu quả, tuổi thọ cao và chi phí hợp lý.
– Khả năng tương thích với xương hàm tốt: Như chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, vật liệu titanium được sử dụng để làm trụ Implant có độ tương thích sinh học cao. Chưa kể, trụ còn được thiết kế với cấu trúc xoắn dọc. Nhờ vậy, trụ có thể nhanh chóng liên kết hoàn toàn với các mô trong xương hàm.
– Tính thẩm mỹ cao: Trụ Biotem có khả năng phục hình sâu dưới nướu 3mm. Do đó, răng sứ gắn lên trụ trông rất tự nhiên. Thậm chí, mọi người xung quanh còn không phát hiện ra bạn đã làm răng giả ngay cả khi quan sát ở khoảng cách gần.
– Ăn nhai hiệu quả: Sau một thời gian cấy ghép, trụ Biotem sẽ ổn định trong xương hàm. Đặc biệt, trụ có khả năng chịu lực rất cao. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai có thể được khôi phục tới 99%.
– Tuổi thọ cao: Tuổi thọ trung bình của trụ Biotem là 20 năm. Đặc biệt, nếu như bạn chăm sóc răng miệng cẩn thận thì hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài như răng thật.
– Chi phí hợp lý: So với những dòng trụ Implant khác trên thị trường, Biotem có lợi thế hơn về mặt chi phí. Chính vì vậy, trụ phù hợp với hầu hết các nhóm đối tượng có nhu cầu phục hình răng sau khi bị mất bằng phương pháp cấy ghép Implant.

3.2. Nhược điểm của dòng trụ Implant Biotem

Ngoài những ưu điểm mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, trụ Implant vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
– Không phù hợp với trường hợp bị mất răng toàn hàm.
– Không áp dụng được khi xương hàm yếu.
– Khả năng tích hợp xương hàm kém hơn so với các dòng trụ cao cấp như Straumann, SIC…

4. Trụ Implant Biotem phù hợp với trường hợp nào

Trụ Biotem có thể sử dụng trong nhiều trường hợp mất răng khác nhau, cụ thể như sau:
– Mất 1 răng trên cung hàm.
– Mất nhiều răng liền kề.
– Mất nhiều răng trên hàm nhưng ở vị trí khác nhau.
Qua những thông tin mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu được rõ cấu tạo, ưu và nhược điểm của trụ Implant Biotem. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến dòng trụ trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Đặt lịch khám

Các tin khác

Trám răng có đau không, cách chăm sóc sau khi trám răng

Trám răng có đau không, cách chăm sóc sau khi trám răng

Trám răng là một phương pháp trong nha khoa thường được chỉ định với những trường hợp như răng sâu, răng ...
(26/05/2024)
HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC SAU NHỔ RĂNG KHÔN

HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC SAU NHỔ RĂNG KHÔN

Nhiều trường hợp mọc răng khôn sẽ gây đau đớn, khó chịu hay thậm chí là thay đổi cấu trúc hàm. ...
(02/01/2024)
Thứ tự mọc răng của bé - Các giai đoạn mọc răng của trẻ

Thứ tự mọc răng của bé - Các giai đoạn mọc răng của trẻ

Thứ tự mọc răng của bé sẽ bắt đầu từ giai đoạn 6 tháng cho đến 1 tuổi với răng sữa ...
(20/08/2023)
KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN? NÊN NHỔ Ở ĐÂU?

KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN? NÊN NHỔ Ở ĐÂU?

Răng khôn mọc lệch, mọc chen chúc có thể gây đau, vệ sinh răng miệng khó khăn, từ đó làm tăng ...
(02/01/2024)
Sưng má trong miệng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Sưng má trong miệng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Một vấn đề răng miệng rất thường gặp phải ở mọi lứa tuổi đó là viêm lợi. Nếu không chữa trị ...
(20/08/2023)
Các biểu hiện sốt mọc răng và cách khắc phục cha mẹ cần biết

Các biểu hiện sốt mọc răng và cách khắc phục cha mẹ cần biết

Trẻ nhỏ bị sốt là nỗi lo thường trực của nhiều bậc phụ huynh. Sốt ở trẻ có thể xảy đến ...
(20/08/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc