Trám răng là một phương pháp trong nha khoa thường được chỉ định với những trường hợp như răng sâu, răng bị nứt, mẻ… Vật liệu trám chuyên dụng sẽ lấp đầy các mô răng còn khuyết thiếu, giúp khôi phục hình dáng của răng. Tuy nhiên, trám răng có đau không luôn là vấn đề rất nhiều thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ được câu hỏi trên.
1. Trám răng có đau không
Trong quá trình trám răng, bạn hoàn toàn không bị đau nhức do các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí cần trám. Thuốc tê có công dụng ức chế dẫn truyền dây thần kinh ngoại biên đến não, làm mất đi cảm giác tại vùng thuốc tác động. Hơn nữa, trám răng là một kỹ thuật nha khoa đơn giản, không xâm lấn tới cấu trúc xương hàm hay các răng khác nên bạn hoàn toàn thoải mái trong suốt quá trình thực hiện.
Sau khi thuốc tê tan hết, bạn có thể sẽ thấy ê buốt ở vùng răng vừa trám, nhất là với trường hợp sâu răng, nứt, vỡ răng… Tuy nhiên, mức độ ê răng không đáng kể. Nếu như bạn chăm sóc cẩn thận, cơn ê buốt răng sẽ nhanh chóng biến mất hoàn toàn. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề “trám răng có đau không”.
2. Nguyên nhân gây đau nhức kéo dài sau khi trám răng
Trên thực tế có không ít người gặp phải tình trạng đau nhức kéo dài sau khi thực hiện trám răng. Nguyên nhân chủ yếu do tay nghề bác sĩ không tốt, vật liệu trám kém chất lượng và chăm sóc răng miệng không cẩn thận.
2.1. Tay nghề bác sĩ
Nguyên nhân chính gây ra những cơn đau nhức dai dẳng sau khi trám răng là tay nghề bác sĩ kém. Bởi bác sĩ chuyên môn không tốt, thiếu kinh nghiệm rất dễ thực hiện sai kỹ thuật trám răng, đặt miếng trám cao hơn so với những răng còn lại nên khó có thể kiểm soát và hạn chế những cơn đau buốt khi làm răng. Bởi khi đó, răng trám phải chịu nhiều áp lực trong quá trình ăn nhai, gây đau nhức dai dẳng.
Ngoài ra, đối với những người bị bệnh lý sâu răng, viêm tủy răng… nếu bác sĩ chưa loại bỏ hết ổ viêm đã tiến hành trám răng thì bệnh lý vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Khi đó, những cơn đau nhức dai dẳng là điều không thể tránh khỏi.
2.2. Vật liệu trám kém chất lượng
Những đơn vị nha khoa kém uy tín thường sử dụng vật liệu trám kém chất lượng, trôi nổi, không rõ nguồn gốc để chạy theo lợi nhuận. Tuy nhiên, chính điều đó đã khiến cho răng, nướu bị kích ứng và đau nhức kéo dài sau khi trám răng.
2.3. Chăm sóc răng miệng
Sau khi hoàn tất quá trình trám răng, các bác sĩ nha khoa luôn hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng tại nhà để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Nếu như bạn chủ quan, thường xuyên sử dụng đồ ăn quá cứng hoặc dai thì sẽ khiến cho răng trám phải sử dụng nhiều lực và dẫn đến cơn đau dữ dội.
3. Phương pháp giảm đau nhức sau khi trám răng
Trong trường hợp gặp phải tình trạng đau nhức sau khi thực hiện trám răng, bạn có thể áp dụng những cách sâu để khắc phục: chườm lạnh, uống thuốc và ăn thực phẩm mềm.
– Chườm lạnh: Bạn hãy chườm đá lạnh lên phần má bên ngoài vùng răng bị đau nhức trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, bạn cần dừng khoảng 5 – 10 phút rồi có thể tiếp tục chườm. Nhiệt lạnh có tác dụng ức chế quá trình hoạt động của các sợi dây thần kinh, giúp cơn đau thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn không nên chườm một lúc quá lâu bởi có thể dẫn tới tình trạng bỏng lạnh.
– Dùng thuốc: Bạn có thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không steroid để giảm đau sau trám răng. Điển hình là Ibuprofen. Thuốc sẽ xoa dịu cơn đau nhức dựa trên cơ chế giảm tổng hợp prostaglandin E2α. Từ đó, thuốc sẽ giảm tính cảm thụ với tác nhân gây đau của ngọn các sợi thần kinh cảm giác. Thuốc được sử dụng với liều dùng phổ biến là 1,2 – 1,8 g/ngày.
– Ăn thực phẩm mềm: Khi bị đau nhức răng, bạn nên ưu tiên những loại thực phẩm ở dạng mềm như cháo, súp, sữa chua… Chúng không yêu cầu răng và hàm phải sử dụng nhiều lực nhai nên nhờ vậy, tình trạng đau răng cũng dần thuyên giảm.
Nếu như sau khi áp dụng các phương pháp trên nhưng cơn đau nhức răng không có dấu hiệu giảm bớt, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác và có phương án điều trị kịp thời.
4. Quy trình thực hiện trám răng ở nha khoa
Quy trình trám răng tại nha khoa bao gồm các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Bác sĩ thăm khám răng miệng tổng quát để xác định được mức độ tổn thương của răng cần trám. Ngoài ra, bác sĩ có thể chụp phim X-quang răng nhằm biết chính xác tủy răng có đang bị tổn thương hay không. Sau đó, bác sĩ tư vấn phương pháp trám răng và vật liệu trám phù hợp.
– Bước 2: Bác sĩ nha khoa làm sạch xoang trám để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây hại và gây tê cục bộ. Đồng thời, bác sĩ tiến hành mài vát men răng nhằm tăng độ ổn định của miếng trám.
– Bước 3: Bác sĩ đo màu răng để lựa chọn màu chính xác của vật liệu trám, đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng.
– Bước 4: Bác sĩ tiến hành trám răng và dùng đèn chiếu laser để làm đông cứng vật liệu trám thông qua phản ứng quang trùng hợp.
– Bước 5: Bác sĩ điều chỉnh lại miếng trám, loại bỏ những vật liệu dư thừa. Ngoài ra, bề mặt trám sẽ được làm nhẵn, mịn, giúp tránh tình trạng cộm, cấn và khó chịu sau khi trám răng.
5. Trám răng đem lại những lợi ích gì
Phương pháp trám răng đem đến rất nhiều lợi ích như phục hồi hình dáng răng, cải thiện chức năng ăn nhai và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
– Phục hồi hình dáng răng: Các bác sĩ sẽ sử dụng những vật liệu nha khoa nhân tạo như Composite, Amalgam, GIC… để lấp đầy phần mô răng đang bị khuyết thiếu, giúp khôi phục hình dáng của răng. Bên cạnh đó, vật liệu Composite hay GIC còn có màu sắc tương đồng với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho hàm răng.
– Cải thiện chức năng ăn nhai: Khi hình dáng của răng được khôi phục, chức năng ăn nhai cũng được cải thiện đáng kể. Nhờ vậy, bạn có thể thoải mái hơn khi tận hưởng những món ăn mà mình yêu thích.
– Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập: Đối với trường hợp răng sâu, răng bị nứt, vỡ… miếng trám răng còn giúp ngăn chặn vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sâu bên trong cấu trúc răng. Do đó, bạn sẽ ngăn chặn được được nhiều bệnh lý như viêm tủy răng, viêm chân răng, viêm chóp răng…
6. Biện pháp để giảm thiểu mức độ đau, ngăn ngừa biến chứng khi trám răng
Để giảm thiểu tối đa mức độ đau nhức, đồng thời ngăn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi trám răng, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:
– Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đáp ứng được những tiêu chí như: có giấy phép hoạt động, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, vật liệu trám chất lượng, đảm bảo điều kiện vô trùng…
– Duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để loại bỏ vụn thức ăn thừa, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và khiến cho viêm nhiễm lan rộng.
– Tránh ăn những loại thực phẩm cứng, rắn bởi chúng sẽ khiến cho những tổn thương ở răng trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình trám răng.
7. Các loại thuốc tê giảm đau được trong quá trình trám răng
Khi trám răng, các bác sĩ thường sử dụng những loại thuốc gây tê tại chỗ như Lidocain và Posicaine.
– Thuốc Lidocaine: Đây là một thuốc gây tê tại chỗ, thuộc nhóm amid. Thuốc sẽ ức chế dẫn truyền xung động thần kinh thông qua việc giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion natri. Do đó, thuốc có thể ngăn chặn dẫn truyền xung động thần kinh và giảm cảm giác đau hiệu quả. Liều dùng tối đa là không quá 7mg/kg thể trọng.
– Thuốc Posicaine: Thành phần chính của thuốc Posicaine có chứa thành phần chính là Articaine Hydrochloride 4%. Công dụng của thuốc là làm giảm cảm giác đau trong quá trình tiến hành thủ thuật nha khoa. Thuốc có khả năng thẩm thấu tương đối nhanh, mỗi ống thuốc duy trì tác dụng từ 45 đến 75 phút nên rất thuận tiện trong việc hỗ trợ cho thủ thuật trám răng. Trong nha khoa, thuốc thường được sử dụng theo đường tiêm tại chỗ. Liều dùng tối đa là 7mg/kg.
8. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách sau trám răng
Sau khi áp dụng phương pháp trám răng, bạn nên chăm sóc răng miệng cẩn thận. Cụ thể như sau:
– Kiêng ăn uống trong 2 giờ đâu để miếng trám đạt độ cứng phù hợp với thích ứng với răng tốt hơn.
– Tránh ăn các thực phẩm cứng, dai, dính trong ít nhất hai tuần để đảm bảo độ ổn định của miếng trám.
– Đeo máng chống nghiến nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ để tránh tạo áp lực lên răng, khiến cho miếng trám bị bong tróc.
– Tránh ăn uống những thực phẩm sẫm màu vì sẽ khiến cho miếng trám dễ bị đổi màu.
– Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng 2 – 3 lần/ngày.
– Dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch toàn bộ vùng kẽ răng.
– Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng hàng ngày để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.
– Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có có những bất thường như đau nhức dai dẳng, bong miếng trám…
– Khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần, nhằm phát hiện, điều trị kịp thời những bệnh liên quan đến răng miệng, cũng như các vấn đề phát sinh tại miếng trám.
Như vậy, câu hỏi “trám răng có đau không“ đã được Nha Khoa MedDental giải đáp cụ thể ở trong bài viết trên. Tóm lại, chỉ cần bạn thực hiện ở những đơn vị nha khoa uy tín thì hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề trên. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến răng miệng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.