Tiêm thuốc tê là một trong những bước cần thiết khi nhổ răng. Mục đích là để bệnh nhân không cảm thấy đau nhức, khó chịu đồng thời giúp quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc làm này đôi khi cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bạn chưa biết tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng là gì thì hãy để bài viết dưới đây của Nha Khoa MedDental giúp bạn tìm hiểu.
1. Tại sao khi nhổ răng cần sử dụng thuốc tê?
Trước khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được gây tê tại vùng nướu răng cần nhổ với một liều lượng vừa phải để giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu.
Thuốc tê có tác dụng ức chế thần kinh cảm giác tại khu vực được tiêm tê. Tức là thuốc tê chỉ có khả năng gây tê tạm thời, giúp bạn không bị đau nhức trong một khoảng thời gian nhất định mà không gây ảnh hưởng đến ý thức hay hoạt động của cơ thể.
Thuốc tê nha khoa mang đến hiệu quả nhanh trong thời gian ngắn và sau đó nó sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
2. Thuốc tê nhổ răng bao lâu thì hết tác dụng?
Tính từ thời điểm gây tê cho đến khi thuốc tê hết tác dụng sẽ kéo dài từ 30 – 60 phút. Khi hết thuốc tê, bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau nhức tại vị trí vết nhổ. Lúc này, bác sĩ sẽ kê toa thuốc cũng như hướng dẫn bệnh nhân chườm đá bên ngoài môi, má tại vị trí răng vừa nhổ để giảm cảm giác đau.
Đối với các trường hợp răng sữa bị lung lay, răng viêm nhiễm, răng sâu nặng, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê trước khi nhổ và thuốc tê sẽ có hiệu lực từ 10 – 20 phút. Đối với các răng vĩnh viễn khó nhổ hơn, bác sĩ bắt buộc phải sử dụng thuốc tê toàn phần và hiệu lực của thuốc sẽ kéo dài trong khoảng 30 phút, sau đó sẽ biến mất hoàn toàn.
Trường hợp nhổ răng khôn, răng hàm hay mọc ngầm thì hiệu lực của thuốc tê sẽ lâu hơn, thường kéo dài từ 60 – 90 phút. Nhìn chung, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng răng miệng mà bác sĩ sẽ sử dụng liều lượng thuốc tê phù hợp.
3. Tác dụng phụ của thuốc tê sau khi nhổ răng
Theo lý thuyết, thuốc tê chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định và sẽ không gây ra bất cứ tác động xấu nào đến dây thần kinh. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp, bệnh nhân bị dị ứng và sẽ gặp phải một số biến chứng sau khi tiêm thuốc tê như:
Sốc thuốc tê Sốc thuốc là tình trạng rất hiếm khi xảy ra khi tiêm thuốc tê nhổ răng. Đa số những trường hợp sốc thuốc tê là do người bệnh bị dị ứng với thuốc.
Đây là tình trạng rất khó để phòng tránh vì nguyên nhân gây sốc thuốc không phải do tay nghề bác sĩ hay chất lượng thuốc không đảm bảo mà do cơ thể người bệnh có phản ứng với các thành phần của thuốc.
Để ngăn ngừa sốc thuốc tê sau nhổ răng, cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín, có các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để có thể xử lý, ứng phó kịp thời nếu xảy ra tình trạng này.
Sưng đau sau khi tiêm thuốc tê Nguyên nhân gây sưng và đau sau khi tiêm thuốc tê có thể là do thuốc tê quá lạnh, bác sĩ tay nghề chưa vững vàng nên khi tiêm vô tình chạm vào dây thần kinh hoặc tiêm thuốc tê vào vùng mô đang bị viêm nhiễm.
Chảy máu Bác sĩ nha khoa khi thực hiện tiêm thuốc tê nhổ răng không đúng kỹ thuật có thể làm kim đâm vào mạch máu và gây chảy máu.
Nếu kim đâm vào tĩnh mạch thì máu sẽ chảy sau khi rút kim. Còn nếu đâm vào động mạch thì máu sẽ trào vào ống tiêm khi tiêm. Những trường hợp này, bác sĩ buộc phải can thiệp ngay để hạn chế chảy máu, mất máu quá nhiều.
Ngất xỉu Có rất nhiều lý do khiến bệnh nhân bị ngất và xỉu sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng:
Người bệnh bị hạ huyết áp, thiếu máu não vì các mạch máu đột ngột giãn ra.
Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch.
Do sự tác động tới thần kinh giao cảm – đây là lý do thường gặp nhất.
Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ có triệu chứng buồn nôn, tay chân bủn rủn, huyết áp tụt, mô tím tái. Và nguy hiểm hơn là khó thở, ngưng thở, giãn đồng tử, loạn nhịp tim hoặc ngừng nhịp tim.
4. Lưu ý khi tiêm thuốc tê nhổ răng
Để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra sau khi tiêm thuốc tê, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Trước khi tiêm thuốc tê và nhổ răng Trước khi thực hiện bạn cần:
Tránh nhổ răng nếu thuộc các trường hợp không được bác sĩ nha khoa khuyến cáo. Bao gồm: người đang có nhiễm trùng cấp, người tăng huyết áp, phụ nữ đang mang thai, nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt.
Thường xuyên tái khám, thông báo cho các bác sĩ nha khoa về tình hình bệnh tim mạch, đái tháo đường,…nếu có.
Tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để phòng tránh được các rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi làm ảnh hưởng đến quá trình tiêm thuốc tê và thực hiện nhổ răng.
Sau khi nhổ răng Bạn cần tuân thủ một số điều sau đây:
Theo dõi chặt chẽ tình trạng cơ thể để kịp thời phát hiện những biến chứng hay dấu hiệu bất thường.
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức.
Ưu tiên ăn các món ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp loãng. Tránh ăn những thực phẩm dai, cứng hoặc quá nóng.
Đến gặp ngay bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường.
Lưu ý khi tiêm thuốc tê nhổ răng
Nhằm hạn chế tối đa các tác hại của thuốc tê khi nhổ răng bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín và tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ
Mặc dù các tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng không phổ biến và ít xảy ra nhưng bạn vẫn phải hết sức cẩn thận. Tốt nhất bạn nên lựa chọn nhổ răng tại các nha khoa uy tín, chất lượng như tại Nha Khoa MedDental để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình.