Loading...
Tin tức  Tin nha khoa

Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: Giải mã thắc mắc "nhổ hay trám" và bí quyết xử lý tối ưu

13:04 | 13/05/2024
Sâu răng sữa là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn nhưng nếu bố mẹ chủ quan sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ, khiến bé đau đớn và khó khăn khi ăn uống. Cùng MedDenta tìm hiểu cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ tốt nhất.

1. Nguyên nhân khiến cho trẻ em bị sâu răng sữa

sâu răng sữa là răng sữa bị vi khuẩn tấn công vào mô răng, hình thành nên các lỗ gây sâu răng, mô răng bị phá hủy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc ăn nhai, hiện nay Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ như: ăn nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng kém, lây vi khuẩn từ mẹ, răng mọc lệch, men răng yếu,… 

– Ăn nhiều đồ ngọt:Thói quen ăn nhiều đồ ngọt là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng ở trẻ nhỏ.Thực phẩm chứa đường là môi trường cho vi khuẩn phát triển và tấn công men răng gây sâu răng ở trẻ.
– Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng đúng cách, các mảng bám và vi khuẩn sẽ tích tụ trên bề mặt răng. phá hủy cấu trúc men và ngà răng, làm cho răng trở nên yếu và dễ bị sâu hơn.
– Lây vi khuẩn từ mẹ: Người mẹ mang thai mắc bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,… thì trẻ sinh ra dễ nhiễm vi khuẩn gây sâu răng.
– Men răng yếu: Men răng sữa thường mỏng hơn răng vĩnh viễn hoặc trẻ bị khuyết men răng bẩm sinh tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công và làm răng sữa bị sâu.
– Răng mọc lệch: Răng trẻ mọc không đều, mọc lệch, khiến cho thức ăn thừa trong miệng làm cho khuẩn sinh sôi.
– Nguyên nhân khác: Trẻ có thói quen bú bình vào ban đêm, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hoặc trẻ sinh thiếu tháng cũng có tỷ lệ bị sâu răng cao.

2. Sâu răng sữa có nên nhổ hay không

Trẻ bị sâu răng sữa nên nhỏ bỏ, răng sâu lan tới tủy, gây viêm tủy cấp, áp xe xương ổ răng,… Nhổ răng sâu để tránh biến chứng và không ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Trường hợp trẻ chỉ bị sâu răng nhẹ, sâu men, sâu ngà thì có thể dùng thuốc điều trị sâu răng hoặc trám răng cho trẻ. Việc điều trị bảo tồn giúp giữ lại hàm răng đầy đủ, đảm bảo chức năng của răng sữa như ăn nhai, phát âm, tính thẩm mỹ, giữ khoảng cho răng vĩnh viễn và xương hàm phát triển.

3. Nhổ răng sữa có đau không


Nhổ răng sữa không đau nhức, rất nhẹ nhàng với trường hợp răng sữa đã lung lay nhiều, chân răng đã bong khỏi nướu. Trường hợp nhổ răng sữa khi răng còn chắc, chưa lung lay,… sẽ khiến trẻ đau và cần dùng thuốc tê trước khi nhổ.
Trường hợp nhổ răng sữa bị sâu, bố mẹ cần đưa con đến nha khoa uy tín để được bác sĩ trực tiếp thực hiện, tránh làm tổn thương nướu và hạn chế đau cho con. bác sĩ cùng các thiết bị nha khoa hiện đại, răng sữa sẽ nhanh chóng được lấy ra khỏi nướu, ít gây chảy máu và đau nhức.

4. Răng sữa bị sâu nhưng không điều trị kịp thời

Răng sữa bị sâu nhưng không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả cho trẻ như: ảnh hưởng chức năng nhai, khó phát âm, ảnh hưởng sức khỏe toàn diện, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng răng vĩnh viễn và nguy cơ nhiễm trùng.
– Ảnh hưởng chức năng nhai: trẻ sẽ khó khăn trong việc nghiền nát thức ăn. Đau nhức khi nhai có thể làm trẻ biếng ăn, gây suy giảm sức khỏe tổng thể.
– Khó phát âm: Gây ra các vấn đề phát âm như nói ngọng hoặc không rõ chữ ở trẻ.
– Ảnh hưởng sức khỏe toàn diện: Tình trạng đau nhức và không thoải mái khi sâu răng sẽ gây ra sự lo sợ và căng thẳng cho trẻ, ảnh hưởng đến tinh thần và giấc ngủ. Trẻ sẽ chậm phát triển cả về thể và trí tuệ.
– Mất thẩm mỹ: Trẻ bị sâu răng sữa nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây mất răng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cả cung hàm.
– Ảnh hưởng răng vĩnh viễn: Răng sữa bị sâu, rụng sớm, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên không đều, mọc lệch, hay mọc chậm, ảnh hưởng cấu trúc hàm răng về sau.
– Nguy cơ nhiễm trùng: Sâu răng sữa nặng ở trẻ có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm xương hàm, viêm nướu, viêm tủy răng,…

5. Mẹ phải làm gì khi trẻ nhỏ bị sâu răng sữa

Khi trẻ xuất hiện triệu chứng sâu răng, mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
– Dùng thuốc trị sâu răng: Với trẻ bị sâu răng sữa mới chớm thì có thể dùng thuốc trị sâu răng chấm vào chỗ bị sâu để diệt trừ các mảng bám vi khuẩn gây sâu răng sữa, nơi thường khó vệ sinh răng miệng
– Trám răng: Trẻ sâu răng giai đoạn đầu, có vết sâu nhẹ thì trám răng là giải pháp tối ưu nhất. Bác sĩ sẽ loại bỏ sạch vết sâu, sau đó dùng vật liệu nha khoa để hàn trám, lấp kín lỗ sâu.
– Điều trị tủy: Trường hợp sâu răng đã lan rộng vào tủy, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy. Bác sĩ sẽ làm sạch vi khuẩn trong ống tủy và mô tủy. Sau đó trám kín ống tủy tránh tái nhiễm.
– Nhổ răng: Nếu trẻ bị sâu răng nặng quá không thể điều trị bằng các giải pháp nha khoa thì sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sâu để không làm ảnh hưởng đến nướu và lan sang răng khác. Trước khi nhổ răng, trẻ sẽ được thăm khám, chụp X quang để xác định rõ tình trạng (4).

6. Quy trình nhổ răng sữa trẻ nhỏ tại MedDental

Tại MedDental, quy trình nhổ răng sữa cho trẻ được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ khám tổng quát cho trẻ và xét nghiệm cơ bản bằng mắt thường và máy chụp phim X quang cho hình ảnh toàn diện. bác sĩ tư vấn cho phụ huynh về phương thức điều trị.
Bước 2: Gây tê
Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và sát khuẩn sạch cho trẻ.Gây tê để trẻ không cảm thấy đau nhức trong quá trình nhổ răng.
Bước 3: Nhổ răng
Quy trình nhổ răng sữa khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng, chỉ mất vài phút. Bác sĩ sẽ dùng kìm chuyên dụng để tách rời răng ra khỏi hàm.
Bước 4: Cầm máu
Bác sĩ sẽ cầm máu bằng kem co mạch. Sau đó kê thuốc giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm cho trẻ và hướng dẫn cách chăm sóc trong khoảng thời gian một tuần và hẹn lịch tái khám.

7. Nhổ răng sữa sâu đúng thời điểm có tác dụng gì

Nhổ răng sữa bị sâu đúng thời điểm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang các răng khác. Việc loại bỏ răng sữa bị hư cũng giúp cho quá trình mọc răng vĩnh viễn diễn ra một cách thuận lợi hơn, tránh được các biến chứng về khớp cắn và giúp hàm răng phát triển khỏe mạnh hơn. Cải thiện chức năng ăn nhai của trẻ, giúp bé ăn ngon miệng hơn và duy trì cân nặng cũng như sức khỏe tổng thể.
Nhờ vào công nghệ mới, quá trình nhổ răng được thực hiện an toàn, giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Đó là lý do tại sao việc nhổ răng sữa sâu được nhiều phụ huynh lựa chọn và tin tưởng.

8. Cách phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ nhỏ

Bố mẹ có thể ngăn chặn tình trạng sâu răng ở trẻ em bằng việc thay đổi thói quen ăn uống, tập cho bé vệ sinh răng miệng và cho trẻ tắm nắng.
8.1. Thói quen ăn uống
Để ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây sâu răng, phụ huynh nên chú ý vào chế độ dinh dưỡng của trẻ như sau:
– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ uống có gas và bú bình sữa vào ban đêm
– Bổ sung các thực phẩm tốt cho răng như sữa, sữa chua, nước lọc, rau xanh, trái cây
– Tập cho bé thói quen uống nước ngay sau khi ăn xong
8.2. Cho bé tắm nắng
Cho bé tắm nắng thường xuyên để bổ sung lượng vitamin D có tác dụng chống còi xương, hỗ trợ răng phát triển đều đặn, tránh chèn ép, xô lệch. Phụ huynh nên cho bé tắm nắng trước 9 giờ sáng để tránh tác hại của tia cực tím lên da.
8.3. Giúp bé hình thành thói quen vệ sinh răng miệng
Bố mẹ hãy tập cho trẻ chăm sóc vệ sinh răng miệng mỗi ngày để hình thành thói quen tốt. Hướng dẫn trẻ cách chải răng đúng từ trong ra ngoài, thời gian chải ít nhất 2 phút, 2 lần mỗi ngày. Đồng thời, chọn kem đánh răng chứa Xylitol và Active Fluoride để ngừa sâu răng. Ngoài ra, bố mẹ nên chú ý thay bàn chải cho bé 2 tháng/lần hoặc thay khi lông bàn chải bị xơ.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có được cách khắc phục và phòng tránh sâu răng sữa ở trẻ em hiệu quả. Nếu có bất kì câu hỏi nào về tình trạng răng của bé, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Paris để được các bác sĩ giải đáp cặn kẽ.
Đặt lịch khám

Các tin khác

Trẻ thay răng sữa vào thời điểm nào? Trình tự thay răng ra sao?

Trẻ thay răng sữa vào thời điểm nào? Trình tự thay răng ra sao?

Trẻ nhỏ sẽ bắt đầu mọc răng sữa từ khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thiện khi mọc đầy đủ 20 ...
(20/08/2023)
Tẩy răng ố vàng giá bao nhiêu thì hợp lý?

Tẩy răng ố vàng giá bao nhiêu thì hợp lý?

Bên cạnh tìm hiểu các phương pháp, công nghệ tẩy trắng răng thì tẩy răng ố vàng giá bao nhiêu cũng ...
(20/08/2023)
Lấy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Lấy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Cao răng là gì ắt hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người khi lần đầu tiên được nghe nhắc ...
(16/06/2024)
Mài răng là gì? Mài răng có ảnh hưởng gì không

Mài răng là gì? Mài răng có ảnh hưởng gì không

Mài răng là kỹ thuật chủ yếu được thực hiện trong điều trị nha khoa có liên quan đến thẩm mỹ. ...
(23/06/2024)
Nhức chân răng do nguyên nhân nào? Cách khắc phục ra sao?

Nhức chân răng do nguyên nhân nào? Cách khắc phục ra sao?

Nhức chân răng không chỉ làm giảm khả năng ăn nhai mà còn khiến người mắc cảm thấy khó chịu, sinh ...
(20/08/2023)
Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau quai hàm là bệnh lý mà nhiều người thường hay gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh gây ra ...
(19/05/2024)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc