Loading...
Tin tức  Tin nha khoa

Có bầu nên bọc răng sứ không? Khi nào nên bọc?

14:53 | 26/05/2024
Có bầu nên bọc răng sứ không? Bác sĩ cho biết, có bầu sẽ bọc được răng sứ khi các mẹ gặp tình trạng răng miệng bắt buộc phải phục hình sứ và được thực hiện trong giữa thai kỳ. Ngoài ra, đối với trước và trong thai kỳ, khi mẹ và thai nhi sức khỏe không ổn định thì hoàn toàn không nên phủ sứ.

1. Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là phương pháp phục hồi răng khi mất răng, sứt vỡ, hỏng tủy, sâu răng, răng ố vàng nặng,…nhằm tái tạo chức năng răng và tăng tính thẩm mỹ. Phương pháp này sẽ mang lại cho các mẹ bầu một hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh trong trường hợp gặp các vấn đề về răng.
Trong quá trình bọc răng sứ, răng thật có vai trò quan trọng trong việc giữ và lấp đầy mão sứ. Để răng sứ đứng vững trên khung hàm, tránh bị dày cộm gây hại cho các răng khác xung quanh yêu cầu bác sĩ phải mài thật tỉ mỉ và chính xác.
Hiện nay, bọc răng sứ được nhiều người lựa chọn trong việc lấy lại vẻ đẹp nụ cười. Tuy nhiên, khi mang thai có bọc được răng sứ không là điều các chị em quan tâm.

2. Có bầu nên bọc răng sứ không?

Theo ý kiến các bác sĩ, việc làm răng sứ trong quá trình mang thai có thể thực hiện được. Điều này phụ thuộc vào tình trạng thai kỳ lẫn sức khỏe của mẹ bầu, trình độ chuyên môn của bác sĩ và tình hình bệnh lý răng miệng. Ngoài ra, để đi đến quyết định bọc răng sứ khi mang thai, các mẹ bầu phải có sự đồng ý từ các bác sĩ sản phụ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Cơ thể của người mẹ khi mang thai khá nhạy cảm, mọi tác động lên răng đều ảnh hưởng nên cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm. Khi bọc răng, bác sĩ cần sử dụng đến thuốc giảm đau, gây tê,…không tốt đến sức khỏe mẹ và bé. Cho nên phải hạn chế tối đa thuốc kháng sinh thấp nhất đưa vào cơ thể và làm theo chỉ định của bác sĩ tránh tác động đến sự phát triển của bé.

3. Nên bọc vào thời điểm nào của thai kỳ?

Bọc răng sứ giúp khắc phục các nhược điểm răng, đem lại cho bạn một nụ cười tự tin hơn. Nếu đang có nhu cầu làm răng sứ khi mang thai cần phải xét đến những yếu tố sau:

3.1. Phụ nữ ba tháng đầu có bầu có nên bọc răng sứ không

Theo các chuyên gia nhận định, 3 tháng đầu mang thai không nên làm răng sứ. Kể từ tuần thứ 5, phụ nữ mang thai xuất hiện những biểu hiện buồn nôn, tức ngực, mệt mỏi,…Đây là giai đoạn nhạy cảm nhất, trong cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều nhất là điều chỉnh hormone. Lúc này tính khí mẹ thất thường và thai nhi mới hình thành còn khá yếu.
Vì vậy trong giai đoạn này, phụ nữ mang thai không nên đụng chạm đến vùng răng miệng cũng như việc đưa các hóa chất vào cơ thể. Đối với những trường hợp bắt buộc phải chữa trị, mẹ phải theo đúng chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu tối đa đến sự phát triển của bé.

3.2. Tháng thứ 4 thai kỳ trở đi có bầu có nên bọc răng sứ không

Khoảng giữa thai kỳ từ tháng thứ 4 trở đi, phụ nữ mang thai có thể bọc răng sứ nếu gặp vấn đề về răng miệng. Ở thời điểm này, sức khỏe thai nhi đã ổn định, mẹ dần hết tình trạng nghén, mệt nhọc. Vì vậy, sức đề kháng của mẹ và bé cũng được tốt hơn, nên những tác động vùng răng miệng không gây khó khăn cho mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, ổn định về mặt sức khỏe, mẹ cũng cần cẩn thận khi làm răng sứ, thực hiện đúng theo chỉ định và giám sát của bác sĩ. Để hạn chế mức thấp nhất xảy ra rủi ro, chị em phải tìm hiểu kỹ càng, trao đổi thông tin về tình hình hiện tại cho bác sĩ tránh xảy ra những điều không mong muốn.

3.3. Giai đoạn cuối thai kỳ có bầu có nên bọc răng sứ không

Ở giai đoạn này, bác sĩ khuyên hạn chế việc phục hình răng sứ. Những cuối tháng thai kỳ, bụng mẹ ngày càng trở lên to hơn, em bé lớn hơn, nghịch ngợm, gây khó chịu và vướng víu hơn trong sinh hoạt. Trong quá trình bọc sứ, mẹ và bé phải đi lại thường xuyên và nằm lâu trên ghế,…gây ảnh hưởng đến đến sức khỏe cũng như chất lượng bọc sứ.
Ngoài ra, khi bọc răng sứ, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt, khó chịu, đảm bảo an toàn trong quá trình bọc răng sứ.

4. Kinh nghiệm bọc răng sứ dành cho mẹ bầu

Để bọc răng sứ trong quá trình mang thai đảm bảo thì các mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

4.1. Nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ

Khi bọc răng sứ không những gây ra tác động trực tiếp cho mẹ mà còn cho bé. Vì vậy, nghe theo lời khuyên của bác sĩ là một trong những lưu ý quan trọng hàng đầu mà các mẹ bầu khi mang thai muốn phục hình răng sứ.
Không phải trường hợp phụ nữ mang thai nào cũng có thể áp dụng hiệu quả và an toàn khi phủ răng sứ thẩm mỹ. Việc làm cần thiết nhất ngay lúc này của các mẹ bầu nghe theo lời tư vấn và chỉ định của nha sĩ có chuyên môn giỏi. Ngoài ra, trước khi bọc răng sứ bạn nên đi đến thăm khám bác sĩ phụ sản để kiểm tra tình hình sức khỏe mẹ và bé. Từ đó, bạn mới có phương án bọc răng sứ an toàn.

4.2. Chú ý đến tình trạng sức khỏe sau khi bọc

Bên cạnh đó, điều kiện cần thiết đủ phủ sứ hiệu quả là sức khỏe của các chị em khi mang bầu phải đảm bảo. Vậy nên, các mẹ bầu trước khi muốn bọc răng sứ cần kiểm tra kỹ lưỡng về sức khỏe của mẹ và thai nhi có đủ tốt hay để đưa ra phương án điều trị.
Các mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến thai kỳ. Tình trạng sức khỏe hiện tại, có mắc bệnh lý nào về sức khỏe hay không cho bác sĩ nha khoa biết để dựa vào những trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ càng. Và mẹ bầu sẽ có những lời khuyên hữu ích nhất về vấn đề có nên bọc răng sứ khi đang mang thai không.

4.3. Chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Các mẹ hoàn toàn bọc được răng sứ ở giữa thai kỳ trở đi. Để đảm bảo phục hình răng sứ an toàn, chị em nên chọn cơ sở nha khoa uy tín thật kỹ càng với những tiêu chí sau đây:
– Có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm đã thực hiện nhiều ca bọc sứ thành công.
– Có đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại đảm bảo quá trình phục hình răng sứ an toàn.
– Nha khoa phải được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh từ Bộ y tế.
– Bạn nên chú trọng tìm cơ sở nha khoa hoạt động lâu năm trong nghề sẽ có nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống.
– Tìm hiểu review từng cơ sở trên các diễn đàn xã hội, group,..giúp bạn đánh giá và đưa ra sự lựa chọn chính xác nhất.

4.4. Chăm sóc răng miệng

Để hàm răng luôn được khỏe mạnh và sáng bóng trong quá trình mang thai, các mẹ phải có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách như:
– Chị em nên ăn những thực phẩm chín, mềm, lỏng,…có lực nhai tác dụng lên răng yếu. Hạn chế ăn những thức ăn quá cứng, quá dai, đồ uống có ga, cà phê,…không những tác động trực tiếp đến răng còn ảnh hưởng đến thai nhi.
– Đánh răng kỹ càng sạch sẽ 2-3 lần sau khi ăn và trước khi ngủ dậy. Sử dụng bàn chải mềm kết hợp với kem đánh răng chứa flour giúp răng sạch hơn.
– Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối loãng sau khi đánh răng để đánh bay hoàn toàn mảng bám.
Phụ nữ trong quá trình mang thai có thể bọc răng sứ. Các chị em khi mang thai làm răng sứ nên tìm hiểu kỹ càng và chọn địa chỉ nha khoa uy tín, tay nghề bác sĩ cao, máy móc và thiết bị hiện đại, nguyên liệu sứ cao cấp ,… để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và xảy ra các biến chứng sau khi bọc.
Đặt lịch khám

Các tin khác

Cách làm trắng răng bị vàng để lấy lại hàm răng sáng bóng

Cách làm trắng răng bị vàng để lấy lại hàm răng sáng bóng

Sở hữu một hàm răng trắng sáng là điều mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều lý ...
(21/08/2023)
Thuốc tê nha khoa có tác dụng gì trong nhổ răng? Hiệu lực bao lâu?

Thuốc tê nha khoa có tác dụng gì trong nhổ răng? Hiệu lực bao lâu?

Thường thì trước khi thực hiện nhổ răng, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ cho khách hàng để giảm thiểu ...
(21/08/2023)
Đau răng cấm: Nguyên nhân và cách giảm đau nhanh chóng

Đau răng cấm: Nguyên nhân và cách giảm đau nhanh chóng

Đau răng cấm là một tình trạng thường gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều ...
(19/08/2023)
Kháng sinh răng lợi là gì? Sử dụng như thế nào?

Kháng sinh răng lợi là gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm nướu, viêm lợi, nhiễm khuẩn là bệnh phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Biểu ...
(19/08/2023)
Cách chữa viêm chân răng như thế nào? Nguyên nhân và biểu hiện ra sao?

Cách chữa viêm chân răng như thế nào? Nguyên nhân và biểu hiện ra sao?

Viêm chân răng là bệnh lý nha khoa mà bạn không nên chủ quan khi mắc phải. Bệnh có thể gây ...
(20/08/2023)
 Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: Giải mã thắc mắc

Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: Giải mã thắc mắc "nhổ hay trám" và bí quyết xử lý tối ưu

Sâu răng sữa là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy răng sữa sẽ được thay thế bởi ...
(13/05/2024)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc