Loading...
Tin tức

Nhức chân răng do nguyên nhân nào? Cách khắc phục ra sao?

05:03 | 20/08/2023

Nhức chân răng không chỉ làm giảm khả năng ăn nhai mà còn khiến người mắc cảm thấy khó chịu, sinh hoạt và công việc thường ngày cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này nếu không xác định rõ nguyên nhân, điều trị triệt để thì bệnh sẽ ngày càng nặng và kéo theo nhiều biến chứng phức tạp.

1. Thế nào là nhức chân răng?

Nhức chân răng khiến bạn có cảm giác đau nhức, ê buốt và đi kèm là nhiều triệu chứng khác tùy vào từng nguyên nhân. Nhìn chung, khi bị đau nhức chân răng, bạn sẽ có cảm giác như sau:

  • Bị đau xung quanh răng, nướu, có thể kèm theo triệu chứng sốt.
  • Khi nhai, cắn hoặc gõ nhẹ vào răng sẽ có cảm giác nhói đau.
  • Cảm thấy khó chịu và ê buốt khi sử dụng đồ uống, thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng.

Đau nhức ở chân răng thường diễn ra liên tục hoặc theo cơn, có thể đau âm ỉ, ê buốt nhẹ nhưng cũng có thể là cơn đau dữ dội. Đặc biệt, cảm giác đau có thể xuất hiện khi nhai, ăn thức ăn hoặc uống nước lạnh, nóng,… Trong một số trường hợp, cơn đau xuất hiện ngay cả khi không có yếu tố kích thích nào.
 

2. Nguyên nhân gây đau nhức ở chân răng

Nhức chân răng có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:

  • Sâu răng: Bệnh lý này phá hủy men răng, ngà răng, nếu không được chữa trị sớm, sâu răng sẽ lây lan vào tủy khiến người mắc đau nhức ở chân răng.
  • Viêm tủy: Xảy ra chủ yếu do vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào tủy răng. Các mô tủy khi bị viêm sẽ sưng lên khiến bạn bị đau nhức. Cảm giác đau buốt chân răng dữ dội sẽ diễn ra khi tình trạng viêm tủy tiến triển nặng, thậm chí có thể dẫn đến mất răng.

Viêm tủy gây đau nhức chân răng

Viêm tủy gây đau nhức chân răng

  • Viêm nha chu: Đây là bệnh lý về răng miệng rất thường gặp, nếu không chữa trị, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và kéo theo nguy cơ nhiễm trùng răng, phải nhổ bỏ răng.
  • Áp xe răng: Chứng bệnh nhiễm trùng này có thể xuất phát từ bên trong sau đó lan tới chân răng và khu vực lân cận, gây đau buốt, ê nhức dữ dội. Bệnh có thể gây viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, mất răng,…
  • Mọc răng khôn: Một số trường hợp, răng khôn mọc lên cũng khiến bạn bị nhức chân răng bởi đây là chiếc răng mọc lên cuối cùng khi cung hàm không còn đủ khoảng trống, do đó chúng thường mọc lệch và gây đau. Bên cạnh đó, răng khôn mọc ở vị trí góc hàm phía trong nên rất khó vệ sinh, gây sâu răng, viêm nhiễm và đau nhức răng.

Ngoài các lý do nêu trên, một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn cũng có thể làm bạn bị đau nhức răng như viêm xoang, răng nhạy cảm hơn sau điều trị, thói quen nghiến răng, bị gãy răng, lộ chân răng,…
 

3. Biện pháp điều trị nhức chân răng

Khi gặp phải tình trạng đau nhức ở chân răng, thường thì mọi người sẽ theo dõi tại nhà và tìm cách giảm đau trước khi đi gặp bác sĩ. Một số biện pháp được áp dụng nhiều đó là chườm lạnh, súc miệng nước muối, dùng thuốc giảm đau,…

Sử dụng thuốc giảm đau là giải pháp tạm thời giúp xoa dịu cơn đau răng

Sử dụng thuốc giảm đau là giải pháp tạm thời giúp xoa dịu cơn đau răng

Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, nếu cảm giác đau nhức chân răng vẫn diễn ra, bạn cần tới phòng khám răng gần nhất để được khám và điều trị. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định rõ nguyên nhân gây nhức răng và dựa vào đó để chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp:

  • Chữa trị sâu răng: Đau nhức ở chân răng do sâu sẽ được chữa trị bằng cách hàn trám với lỗ sâu nhỏ và lấy tủy nếu sâu răng đã lây lan vào tủy. Lấy tủy là biện pháp loại bỏ hoàn toàn mô tủy đã hư hại bên trong răng, sau đó làm sạch và trám bít lại.
  • Chữa trị áp xe răng: Với bệnh lý này, bác sĩ cần giải quyết vấn đề nhiễm trùng từ bên trong để tránh viêm nhiễm lan rộng bằng cách sử dụng kháng sinh.
  • Chữa trị viêm nha chu: Bệnh viêm nha chu dẫn tới áp xe có mủ gây nhức răng sẽ cần dẫn lưu mủ và sát trùng vết thương. Tùy theo mức độ áp xe mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp.
  • Chữa trị răng gãy nứt: Trường hợp này bác sĩ thường tư vấn bọc răng sứ vừa để khôi phục chức năng răng vừa bảo vệ phần răng thật còn lại.
Bọc răng sứ khôi phục răng bị gãy nứt

Bọc răng sứ khôi phục răng bị gãy nứt

Nhức chân răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có những biện pháp khắc phục cụ thể. Để biết rõ tình trạng đau nhức ở chân răng của bản thân là do nguyên nhân nào và cần chữa trị ra sao, tốt nhất bạn nên tới trung tâm nha khoa để thăm khám cụ thể. Hãy liên hệ với Nha khoa MedDental để đặt lịch thăm khám, tư vấn miễn phí ngay hôm nay nhé.

Đặt lịch khám

Các tin khác

Nụ cười rạng rỡ - Tỏa sáng nụ cười: Ngày hội chỉnh nha MedDental thu hút hơn 100 khách hàng tham dự

Nụ cười rạng rỡ - Tỏa sáng nụ cười: Ngày hội chỉnh nha MedDental thu hút hơn 100 khách hàng tham dự

Sáng ngày 02/06, Hệ thống nha khoa Medlatec MedDental đã tổ chức thành công sự kiện "Ngày hội chỉnh nha - ...
(07/06/2024)
Thank You Party 2023 - Tung cánh bay xa

Thank You Party 2023 - Tung cánh bay xa

Tối ngày 30/01/2024, Nha khoa MedDental đã tổ chức buổi tiệc Thank You Party - Tung cánh bay xa tại Trống ...
(28/02/2024)
MedDental - Viettel Media: Bước ngoặt mới trong hợp tác phát triển truyền thông

MedDental - Viettel Media: Bước ngoặt mới trong hợp tác phát triển truyền thông

Ngày 20/2, lễ ký kết hợp tác truyền thông giữa Công ty Cổ phần Nụ Cười Mới Việt Nam (MedDental) và ...
(28/02/2024)
Bị đau quai hàm gần tai bên trái và các bệnh nha khoa có liên quan

Bị đau quai hàm gần tai bên trái và các bệnh nha khoa có liên quan

Bị đau quai hàm gần tai bên trái có thể do các vấn đề về răng miệng gây nên. Để bảo ...
(20/08/2023)
Nha khoa MedDental Quảng Ninh tiếp nhận công nghệ iTero 5D tiên tiến

Nha khoa MedDental Quảng Ninh tiếp nhận công nghệ iTero 5D tiên tiến

Sáng ngày 22/11/2023, tại Nha khoa MedDental cơ sở Quảng Ninh đã diễn ra lễ ký kết chuyển giao công nghệ ...
(22/11/2023)
Vết đen trên răng hàm: Nguyên nhân và cách loại bỏ

Vết đen trên răng hàm: Nguyên nhân và cách loại bỏ

Những vết đen trên răng hàm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn cảnh báo bệnh nguy hiểm. Người bệnh ...
(19/05/2024)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc