Loading...
Tin tức

Kháng sinh răng lợi là gì? Sử dụng như thế nào?

22:29 | 19/08/2023

Viêm nướu, viêm lợi, nhiễm khuẩn là bệnh phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Biểu hiện ban đầu của những bệnh này thường là chảy máu ở chân răng, viền nướu hoặc chân răng sưng nhẹ. Sau đây là cách sử dụng kháng sinh răng lợi để điều trị bệnh viêm nướu răng và cách phòng tránh bệnh này hiệu quả nhất.

1. 3 trường hợp có thể dùng thuốc kháng sinh răng lợi

Đa phần, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn dùng thuốc kháng sinh răng lợi đối với những trường hợp như: viêm tủy răng, viêm nha chu nặng và áp xe răng. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn để mang lại hiệu quả cao nhất.
 

3 trường hợp có thể dùng thuốc kháng sinh răng lợi

3 trường hợp có thể dùng thuốc kháng sinh răng lợi

- TH1: Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là bệnh lý răng miệng bắt nguồn từ bệnh sâu răng, viêm nướu hoặc răng bị nứt. Khi này, vùng tủy răng và các mô xung quanh đã bị viêm nhiễm, có thể mang đến những cơn đau nhức dữ dội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày.

Viêm tủy răng thường được chia ra thành hai loại chính:

  • Có khả năng hồi phục: đa phần là các cơn đau thoáng qua, răng ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Nếu phát hiện sớm, bạn chỉ cần uống thuốc kháng sinh răng lợi và không cần điều trị tủy.
  • Không hồi phục: lúc này tủy đã bị tổn thương nghiêm trọng, gây ra những cơn đau nhức dữ dội, uống thuốc giảm đau cũng không đỡ. Các bạn cần đến cơ sở nha khoa để bác sĩ lấy tủy răng chứa nhiều vi khuẩn ra.

- TH2: Viêm nha chu

Viêm nha chu là hiện tượng tổ chức xung quanh răng đã bị viêm nhiễm nặng. Đây là bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi do vệ sinh răng miệng không sạch, chế độ ăn thiếu khoa học…

Phương pháp điều trị căn bệnh này chính là lấy cao răng và làm nhẵn chân răng. Nếu bệnh lý diễn biến nặng thì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh hoặc làm phẫu thuật để chữa tận gốc. Đối với phương pháp điều trị bằng thuốc, mọi người sẽ được kê đơn ở dạng bôi hoặc uống, tùy vào thể trạng của mỗi người.

- TH3: Áp xe răng

Áp xe răng là một biến chứng của nhiễm trùng do sâu răng chuyển biến nặng, bệnh về nướu, nứt răng… Bệnh này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy và tích tụ mủ ở xương hàm.

Quá trình điều trị lý áp xe răng gồm hai bước chính, đầu tiên là sử dụng thuốc kháng sinh răng lợi để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn áp xe tiến triển. Tiếp theo thực hiện một vài thủ thuật để thoát dịch và loại bỏ vi khuẩn ở vị trí áp xe.
 

2. Những nhóm thuốc kháng sinh răng lợi phổ biến

Khi bạn bắt đầu xuất hiện triệu chứng về viêm tủy, nha chu hoặc áp xe thì nên đến nha khoa sớm để điều trị kịp thời. Vào giai đoạn đầu, bác sĩ thường sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh răng lợi chữa viêm nướu như:

  • Thuốc dùng toàn thân: gồm Tetracyline, Penicilline, Docyxyline và Amoxicyline,… Bạn có thể uống hoặc tiêm trực tiếp, tuy nhiên liều lượng và cách dùng sẽ tùy vào mức độ viêm và từng giai đoạn bệnh.
  • Thuốc dùng tại chỗ: Đây là dạng thuốc bôi trực tiếp vào nơi bị viêm. Sản phẩm dạng gel như thuốc Metrogyl, dung dịch súc miệng như Chlohexihine 0,25% hoặc dạng sợi Tetracyline.

Những nhóm thuốc kháng sinh răng lợi phổ biến

Những nhóm thuốc kháng sinh răng lợi phổ biến

 

3. Một vài lưu ý quan trọng trước khi dùng kháng sinh răng lợi

- Sử dụng kháng sinh răng lợi do bác sĩ kê đơn

Trong một số trường hợp viêm tủy, nha chu, chúng ta có thể đẩy lùi bằng biện pháp vệ sinh nha khoa đơn giản. Mọi người chỉ nên sử dụng kháng sinh răng lợi khi cần thiết để giúp làm giảm tình trạng kháng kháng sinh.

Do đó, nếu bạn chỉ bị đau và không sưng thì hãy dùng một số biện pháp can thiệp nha khoa (chẳng hạn cắt bỏ tủy hoặc chữa tủy) mà không cần dùng đến kháng sinh. Riêng trường hợp có dấu hiệu sưng, đau và sốt thì thuốc kháng sinh răng lợi có thể dùng để điều trị kết hợp với các thủ thuật nha khoa.

- Tuân theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ và đọc kỹ tác dụng phụ

Mọi người cần tuân thủ liệu trình kháng sinh răng miệng do bác sĩ chỉ định. Dù các triệu chứng nhiễm khuẩn đã thuyên giảm thì bạn vẫn phải duy trì việc uống thuốc đúng liệu trình. Nếu không sẽ khó để điều trị dứt điểm và thuốc kháng sinh răng lợi có thể gặp phải các tác dụng phụ:

  • Phát ban (dị ứng thuốc kháng sinh).
  • Buồn nôn.
  • Nhiễm trùng nấm men.
  • Tiêu chảy.

Trong những triệu chứng trên, tiêu chảy nặng sau khi dùng kháng sinh là triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn. Đây là một bệnh nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức. Khi phát hiện bất cứ triệu chứng nào thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ nhé!
 

Một vài lưu ý quan trọng trước khi dùng kháng sinh răng lợi

Một vài lưu ý quan trọng trước khi dùng kháng sinh răng lợi

4. Cách phòng ngừa tình trạng viêm lợi hiệu quả

Theo lời khuyên của các chuyên gia, việc phòng ngừa viêm lợi có thể thực hiện dựa vào các thói quen sau đây:

- Chăm sóc răng miệng đúng cách

Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng trong ngày, chải răng 3 lần/ ngày và chải theo chiều dọc để loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ men răng.

Dùng bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa. Đừng quên vệ sinh lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây mùi, tăng nguy cơ viêm nướu nhé.

- Đến nha khoa thăm khám răng định kỳ

Nếu không muốn xuất hiện dấu hiệu viêm nướu răng, định kỳ 4 – 6 tháng các bạn cần thăm khám, theo dõi sức khỏe tại nha khoa để bác sĩ tầm soát các nguy cơ gây bệnh.

Trên đây là những chia sẻ về kháng sinh răng lợi khi gặp phải tình trạng như viêm lợi, viêm tủy và nha chu. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên tùy tiện mua kháng sinh răng lợi ở bên ngoài để sử dụng mà hãy đến nha khoa Meddental để thăm khám và tư vấn bệnh kỹ hơn nhé!

Đặt lịch khám

Các tin khác

MedDental đồng hành cùng TTDVKH Viettel nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập

MedDental đồng hành cùng TTDVKH Viettel nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập

Sáng 19/3, nhân dịp kỷ niệm 20 thành lập Trung tâm Dịch vụ Khách hàng Viettel, hệ thống nha khoa MedDental ...
(02/04/2024)
 3 Yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí niềng răng ở trẻ

3 Yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí niềng răng ở trẻ

Niềng răng cho trẻ em là một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực ...
(26/05/2024)
5 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả ngay tại nhà

5 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả ngay tại nhà

Cảm giác đau nhức khi mọc răng khôn có đang làm phiền bạn không? Rất nhiều người đã rất ảm ảnh ...
(20/08/2023)
Trẻ chậm mọc răng do nguyên nhân nào? Làm sao để khắc phục?

Trẻ chậm mọc răng do nguyên nhân nào? Làm sao để khắc phục?

Mọc răng là dấu mốc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tùy vào thể trạng ...
(20/08/2023)
Talkshow “Nụ cười chiến binh & Hành trình chiến thắng bệnh lý tuyến giáp”

Talkshow “Nụ cười chiến binh & Hành trình chiến thắng bệnh lý tuyến giáp”

Talkshow “Nụ cười chiến binh & Hành trình chiến thắng bệnh lý tuyến giáp” là chương trình có sự tham gia ...
(23/11/2023)
OHLALA - KEM ĐÁNH RĂNG THỜI THƯỢNG ĐẾN TỪ PHÁP ĐÃ CÓ MẶT TẠI MEDDENTAL

OHLALA - KEM ĐÁNH RĂNG THỜI THƯỢNG ĐẾN TỪ PHÁP ĐÃ CÓ MẶT TẠI MEDDENTAL

Khẳng định uy tín và chất lượng thương hiệu tại thị trường Việt Nam, kem đánh răng Ohlala đã chính thức ...
(17/12/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc