Loading...
Tin tức

Đầu lưỡi nổi hột đỏ là biểu hiện của bệnh gì? Làm sao để chữa trị?

20:33 | 20/08/2023

Đầu lưỡi nổi hột đỏ thường kéo theo các cảm giác đau rát, cộm vướng khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể. Tham khảo ngay nội dung dưới đây để nắm được nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng nổi hột đỏ ở lưỡi, từ đó chủ động hơn trong việc chữa trị.

1. Nguyên nhân đầu lưỡi nổi hột đỏ

Đầu lưỡi nổi hột đỏ là tình trạng các nốt màu đỏ với kích cỡ khác nhau xuất hiện tại khu vực đầu lưỡi. Những nốt đỏ này không chỉ gây ra cảm giác đau rát, khó chịu khi ăn uống mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bệnh mắc phải có thể là lành tính, nhưng cũng không loại trừ các bệnh lý nguy hiểm. Một bệnh lý gây ra nốt đỏ ở đầu lưỡi bao gồm:

- Nhiệt miệng

Chứng nhiệt miệng xảy ra khá phổ biến, nguyên nhân là do sự tấn công của virus làm suy giảm khả năng miễn dịch của niêm mạc lưỡi và miệng.

Các triệu chứng của nhiệt miệng bao gồm: Các nốt đỏ hình thành ở mô mềm trên nướu răng, bên trong môi hoặc má, đầu lưỡi,… Hột đỏ do nhiệt miệng gây ra sẽ khiến người mắc có cảm giác đau rát mỗi khi ăn nhai. Tuy nhiên, bệnh thường tự khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày.

- Viêm lưỡi

Đầu lưỡi nổi hột đỏ do viêm lưỡi

Đầu lưỡi nổi hột đỏ do viêm lưỡi

Viêm lưỡi là chứng bệnh xảy ra khi vi khuẩn hoặc nấm tấn công niêm mạc lưỡi. Hoặc do tác dụng phụ của thuốc, dị ứng với các thành phần trong nước súc miệng,…

Viêm lưỡi thường xảy ra với các triệu chứng sưng tấy lưỡi, bề mặt lưỡi trơn nhắn, lở loét, một số trường hợp có nốt đỏ ở đầu lưỡi,…

- U nhú tiền đình Papillomatosis

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này chính là sự phát triển quá mức của các tế bào gai ở phía dưới mô biểu bì.

Chứng bệnh lành tính này sẽ có các biểu hiện: Mụn thịt mọc lên ở lưỡi hoặc bất cứ bộ phận nào trong khoang miệng, các nốt mụn có thể mọc đối xứng nhau hoặc thành dải. Mụn thường có màu đỏ hồng, mỗi một nốt mụn đều có cuống riêng, chúng không dễ vỡ và sẽ teo dần đi theo thời gian.

- Mụn rộp sinh dục

Đầu lưỡi nổi hột đỏ kèm theo cảm giác đau rát có thể là dấu hiệu của bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng, đây là một trong những bệnh xã hội có tỉ lệ mắc tương đối cao.

Triệu chứng: Đầu lưỡi xuất hiện các nốt mụn rộp. Theo thời gian, các nốt mụn này sẽ phồng to, sưng lên gây khó chịu, đau rát. Cảm giác đau nặng nề hơn khi người mắc nói chuyện, ăn uống, các nốt mụn vỡ ra gây viêm loét,…

Những biểu hiện trên có thể biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần nhưng không thể tự khỏi mà sẽ tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, do đó bạn không được chủ quan khi gặp phải.

- Sùi mào gà

Sùi mào gà ở miệng làm xuất hiện nốt đỏ ở đầu lưỡi

Sùi mào gà ở miệng làm xuất hiện nốt đỏ ở đầu lưỡi

Sùi mào gà ở miệng là bệnh gây ra bởi virus HPV – Human Papilloma virus. Bệnh lan truyền chủ yếu qua đường tình dục, đường miệng hoặc do hôn người bệnh.

Với bệnh lý này, ban đầu lưỡi và miệng sẽ có những nốt mụn màu đỏ hoặc hồng nhạt, không ngứa, không đau. Nhưng càng về sau, nốt mụn sẽ càng lớn và lan rộng. Mụn thường mọc thành cụm, có hình dáng giống như mào gà, cản trở hoạt động giao tiếp và ăn uống.

- Ung thư lưỡi

Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, hình thành từ tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được chữa trị. Nếu có biện pháp khắc phục kịp thời, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng.

Một số triệu chứng gợi ý ung thư lưỡi bao gồm: Xuất hiện nốt đỏ ở đầu lưỡi, có các vết loét đau rát và chảy máu, màu sắc lưỡi thay đổi. Cử động lưỡi khó khăn như bị vướng thứ gì đó, có mùi hôi khó chịu trong hơi thở,…

2. Biện pháp điều trị khi đầu lưỡi nổi hột đỏ

Điều trị khi đầu lưỡi nổi hột đỏ như thế nào vừa hiệu quả vừa an toàn là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.

Theo các bác sĩ, để biết chính xác hiện tượng nốt đỏ ở đầu lưỡi xảy ra do nguyên nhân bệnh lý hay sinh lý, trước hết bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào kết quả khám lâm sàng, thể trạng thực tế mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.

- Điều trị bằng thuốc

Điều trị nốt đỏ ở đầu lưỡi bằng thuốc trong trường hợp nhẹ

Điều trị nốt đỏ ở đầu lưỡi bằng thuốc trong trường hợp nhẹ

Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng sử dụng một số loại thuốc để cải thiện tình trạng nốt đỏ ở đầu lưỡi. Một số thuốc thường được chỉ định bao gồm thuốc chống viêm, kháng sinh, giảm đau,… Mục đích là diệt trừ vi khuẩn, giảm nhanh cảm giác đau rát, ngứa tại đầu lưỡi và làm xẹp các nốt mụn.

Khách hàng cần chú ý không được tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc mà cần sử dụng đúng theo liều được chỉ định để tránh xảy ra tác dụng ngoài ý muốn.

- Các biện pháp chữa trị chuyên sâu

Với các trường hợp nặng hơn, ngoài việc sử dụng thuốc, khách hàng cần được can thiệp điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu khác. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể.

3. Biện pháp phòng tránh bệnh về lưỡi

Để phòng tránh nguy cơ đầu lưỡi nổi hột đỏ và các bệnh lý khác, khách hàng cần chú ý tới một số vấn đề sau đây:

- Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng tránh bệnh về lưỡi

Vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng tránh bệnh về lưỡi

Giữ cho răng miệng sạch sẽ là một biện pháp tối ưu để tránh sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây hại, cụ thể bạn nên:

  • Chải răng đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Dùng dụng cụ vệ sinh lưỡi chuyên dụng để tránh vi khuẩn tích tụ trên bề mặt lưỡi và gây bệnh lý.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để tiêu diệt tối đa vi khuẩn và ngăn ngừa hôi miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa sau các bữa ăn để lấy sạch vụn thức ăn mắc trong kẽ răng.

- Xây dựng khẩu phần ăn khoa học

Trong bữa ăn thường ngày, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh nhiều chất xơ để tăng hiệu quả làm sạch tự nhiên đồng thời bổ sung chất khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, thức ăn chiên xào, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Bạn cũng nên hạn chế thức ăn nhiều tinh bột, nhiều đường,…

Để tránh miệng bị khô và có mùi hôi, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, điều này sẽ giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho khoang miệng.

- Khám nha khoa định kì

Khám định kì tại nha khoa sau mỗi 6 tháng hoặc 1 năm sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bất thường trong khoang miệng. Từ đó đưa ra phương án khắc phục sớm và hiệu quả nhất, phòng tránh nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nên thăm khám định kì tại nha khoa sau mỗi 6 tháng hoặc 1 năm

Nên thăm khám định kì tại nha khoa sau mỗi 6 tháng hoặc 1 năm

Như vậy, đầu lưỡi nổi hột đỏ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, bạn cần tới gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Liên hệ và đặt hẹn với các bác sĩ tại Hệ thống nha khoa Medlatec - MeDental ngay hôm nay để được khám và tư vấn miễn phí nhé.

Đặt lịch khám

Các tin khác

KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN? NÊN NHỔ Ở ĐÂU?

KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN? NÊN NHỔ Ở ĐÂU?

Răng khôn mọc lệch, mọc chen chúc có thể gây đau, vệ sinh răng miệng khó khăn, từ đó làm tăng ...
(02/01/2024)
GIÚP BẠN TRẢ LỜI: NHỔ RĂNG KHÔN BAO LÂU THÌ LÀNH?

GIÚP BẠN TRẢ LỜI: NHỔ RĂNG KHÔN BAO LÂU THÌ LÀNH?

Răng khôn là chiếc răng mang đến những nỗi ám ảnh đau nhức trong khoang miệng mà bạn cần phải thực ...
(05/01/2024)
Làm gì khi răng có vết đen? Cách xử lý hiệu quả

Làm gì khi răng có vết đen? Cách xử lý hiệu quả

Răng có vết đen là vấn đề răng miệng có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, tỷ lệ ...
(21/08/2023)
Minishow

Minishow "Hành trình tỏa sáng" - Nụ cười rạng rỡ cho bé yêu

Nhằm đem đến cho các bạn nhỏ những kiến thức bổ ích về chăm sóc răng miệng, giúp các bé có ...
(12/12/2023)
Lấy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Lấy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Cao răng là gì ắt hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người khi lần đầu tiên được nghe nhắc ...
(16/06/2024)
Nguyên nhân nứt răng cửa và cách xử lý tốt nhất

Nguyên nhân nứt răng cửa và cách xử lý tốt nhất

Răng cửa là một trong những chiếc răng có vai trò thẩm mỹ rất quan trọng trên cung hàm. Vì vậy, ...
(20/08/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc