1. Tụt lợi là gì?
Tụt lợi (hay tụt nướu răng) – một biến chứng mà nhiều người có thể gặp phải trong quá trình niềng răng. Đây là hiện tượng lợi bị mất dần hoặc di chuyển vào sâu bên trong chân răng làm chân răng bị lộ rõ.
2. Niềng răng có bị tụt lợi không?
Niềng răng là kỹ thuật sử dụng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung để tạo lực kéo nhằm điều chỉnh, sắp xếp các răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm. Quá trình này diễn ra liên tục và kéo dài từ 1.5 – 2 năm, do đó sẽ gây ra nhiều tác động đến răng và nướu.
Vậy thì niềng răng có bị tụt lợi không? Câu trả lời lá có, đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến khi niềng răng.
3. Các dấu hiệu nhận biết tụt lợi khi niềng răng
Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu tụt lợi thường không rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Sau một thời gian, khi các triệu chứng dần trở nên nghiêm trọng bạn mới có thể phát hiện được.
Một số dấu hiệu cho thấy bệnh nhân niềng răng bị tụt lợi đó là:
- Răng dễ bị chảy máu khi vệ sinh răng miệng hoặc dùng chỉ nha khoa.
- Lợi thu hẹp lại, phần thân răng trông dài hơn so với trước đó và với các răng còn lại.
- Lợi bị sưng và chuyển sang màu đỏ thẫm.
- Hơi thở có mùi khó chịu, nhất là vào sáng sớm.
- Răng lung lay nhẹ, dần trở nên yếu đi.
Ở những răng bị tụt lợi, răng sẽ trở nên nhạy cảm và ê buốt, nhất là khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Mặc dù tụt lợi không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài mà không tìm cách khắc phục thì có thể dẫn đến một số hệ lụy không mong muốn.
4. Nguyên nhân khiến niềng răng bị tụt lợi?
Tình trạng tụt lợi khi niềng răng có thể xảy ra do một số nguyên nhân chính sau đây:
Mảng bám cao răng Việc vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng thường gặp nhiều khó khăn do mắc cài vướng víu. Nhiều trường hợp không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ các mảng bám hay vụn thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng. Theo thời gian, các mảng bám thức ăn này sẽ tích tụ lại thành cao răng.
Cao răng là nơi trú ngụ lý tưởng của các loài vi khuẩn gây hại. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm nướu, tụt lợi nếu không kịp thời tìm cách khắc phục.
Mắc các bệnh lý răng miệng Các bệnh lý liên quan đến răng miệng cũng là nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng răng. Tình trạng tụt lợi sẽ xảy ra nếu ở trước và trong quá trình niềng răng người bệnh không điều trị tận gốc các bệnh lý răng miệng như: viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu,…
Như vậy, nếu muốn đạt được hiệu quả chỉnh nha như mong đợi và tránh được nguy cơ tụt lợi thì bạn cần chú ý vệ sinh và chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt.
Đánh răng sai cách Hiện tượng tụt lợi sẽ xuất hiện nếu bạn có thói quen đánh răng mạnh tay hay dùng bàn chải có lông quá cứng. Thói quen này khiến lợi dễ bị sưng viêm, chảy máu. Sau một thời gian, lợi sẽ bị tiêu giảm và chân răng sẽ trông dài hơn bình thường. Đây là dấu hiệu nhận biết tình trạng tụt lợi.
Lực siết mắc cài không phù hợp Bạn sẽ dễ bị tụt lợi khi niềng răng nếu lực siết mắc cài không phù hợp. Cụ thể, nếu lực siết từ mắc cài quá mạnh, răng sẽ không đủ sức chịu đựng, từ đó gây áp lực nhất định lên nướu. Điều này không chỉ khiến lợi bị tụt mà còn khiến răng bị lung lay.
Vì vậy, việc điều chỉnh lực siết phù hợp là rất quan trọng, phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ.
Chế độ ăn uống không khoa học Việc thường xuyên ăn đồ cứng, dai,…không chỉ làm mắc cài bị bung, gãy mà thậm chí còn khiến răng lung lay và tụt lợi. Vì vậy, trong quá trình niềng răng, tốt nhất bạn nên ưu tiên ăn các món ăn mềm, dễ nhai.
5. Biến chứng khi niềng răng bị tụt lợi
Tụt lợi trong quá trình niềng răng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Răng tăng độ nhạy cảm Khi lợi bị tụt, chân răng sẽ lộ ra ngoài, ngà răng sẽ mất đi lớp bảo vệ và răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Mỗi khi bạn ăn đồ ăn chua, nóng hay lạnh răng sẽ có cảm giác đau nhức, ê buốt dữ dội. Về lâu dài sẽ khiến chân răng bị mòn, răng nhạy cảm mãn tính và yếu hơn so với răng bình thường.
Dễ mắc các bệnh lý răng miệng Tụt lợi sẽ làm thưa các kẽ chân răng. Từ đó, vụn thức ăn thừa dễ bị mắc kẹt vào các kẽ chân răng này và gây ra một số bệnh lý như: sâu kẽ răng, viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu,…
Mất sự tự tin khi cười Khi bị tụt lợi, hàm răng của bạn sẽ trông to và dài hơn, không cân đối như răng bình thường. Điều này làm cho người bệnh mất đi sự tự tin khi cười và dần trở nên ngại giao tiếp hơn.
Mất răng vĩnh viễn Niềng răng bị tụt lợi là tình trạng rất khó để nhận biết vì đa số các triệu chứng đều diễn ra âm thầm trong giai đoạn đầu. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì phần lợi quanh chân răng sẽ dần suy yếu, khiến răng lung lay và thậm chí là có thể gãy rụng.
6. Cách khắc phục tụt lợi khi niềng răng
Để khắc phục tình trạng tụt lợi khi niềng răng, người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ để xác định chính nguyên nhân. Thông qua kết quả khám, bác sĩ sẽ chỉ định cách khắc phục phù hợp.
Trong trường hợp nhẹ Nếu bạn chỉ bị tụt lợi nhẹ khi niềng răng và không có cảm giác ê buốt thì bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng và cạo vôi răng cho bạn. Môi trường răng miệng sạch sẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mô nướu phục hồi. Sau đó, bạn chỉ cần thay đổi thói quen đánh răng như: dùng bàn chải lông mềm, đánh răng nhẹ nhàng,…
Nếu răng thường xuyên bị ê buốt, bạn nên sử dụng những loại kem đánh răng có tác dụng chống ê buốt. Đồng thời, bạn có thể ngậm gel flour theo chỉ định của bác sĩ. Phần cổ răng mài mòn cũng có thể khắc phục bằng cách sử dụng các vật liệu hàn trám chuyên dụng.
Trong trường hợp nặng Nếu bị tụt lợi ở mức độ nặng, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ thì cách khắc phục hiệu quả nhất là tiến hành phẫu thuật ghép mô nướu. Mục đích của việc làm này là giúp phục hồi lại phần lợi che phủ trên chân răng. Thời gian vết thương sau phẫu thuật hoàn toàn hồi phục sẽ mất từ khoảng 6 tuần đến 1 năm.
7. Làm sao để ngăn ngừa nguy cơ tụt lợi khi niềng răng
Để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi có thể xảy ra thì khi niềng răng bạn cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
- Sử dụng bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng, lông bàn chải không quá cứng. Khi đánh răng, bạn nên thao tác nhẹ nhàng, chải răng theo chiều thằng đứng để tránh làm mắc cài bị lung lay.
- Sử dụng thêm các loại nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn còn tồn tại trong kẽ răng, ngăn không cho cao răng hình thành.
Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường để ngăn ngừa tình trạng sâu răng và các bệnh lý liên quan đến răng miệng trong thời gian niềng răng. Đồng thời, cũng nên tránh ăn các đồ ăn dai, cứng để không làm răng, nướu bị tổn thương.
Thực hiện cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng có thể gây tụt lợi.
- Điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng trước khi niềng răng.
- Lựa chọn niềng răng tại những nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn giỏi, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ để tránh mắc phải những sai lầm khi niềng răng dẫn đến tụt lợi.
Niềng răng bị tụt lợi là biến chứng thường xuyên xảy ra khi niềng răng. Để tránh để lại những hậu quả về sau nay khi phát hiện có dấu hiệu tụt lợi, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời. Đồng thời cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong quá trình ăn uống, sinh hoạt,… để hạn chế tối đa nguy cơ bị tụt lợi. Cuối cùng, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác về vấn đề này, vui lòng liên hệ với Nha Khoa MedDental để được tư vấn miễn phí.