Loading...
Tin tức  Tin nha khoa

Lấy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

23:35 | 16/06/2024
Cao răng là gì ắt hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người khi lần đầu tiên được nghe nhắc đến. Cao răng chính là những mảng bám bị vôi hóa trên bề mặt răng và dưới nướu. Thế nhưng, chúng được hình thành do đâu và tác hại như thế nào thì không phải ai cũng biết rõ.
 

Cao răng là những lớp cặn cứng bám chặt lên chân răng và không thể làm sạch khi đánh răng thông thường. Nếu không loại bỏ lớp cao răng, người bệnh sẽ gặp nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu chi tiết hơn nguyên nhân hình thành cao răng là gì và phương pháp lấy cao răng ngay sau đây.

1. Cao răng là gì

Cao răng còn được gọi là vôi răng, là lớp cặn cứng bám chặt vào bề mặt răng. được hình thành do các vi khuẩn tác động lên thức ăn còn sót lại ở kẻ răng, lâu ngày sẽ tích tụ và cứng dần, bám chặt ngay ở đường nướu hoặc dưới đường nướu (1).
Mảng bám cao răng có thể gây kích ứng mô nướu, làm viêm sưng nướu và chảy máu, nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng nha chu.

2. Cao răng được hình thành như thế nào

Cao răng được hình thành từ sự kết tủa của các muối vô cơ, bao gồm canxi carbonat và phosphate, phối hợp với các thức ăn thừa, khoáng chất trong môi trường miệng, vi khuẩn và các tế bào biểu mô. Mảng bám tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần sẽ chuyển thành cao răng.
Hơn nữa, tế bào biểu mô và sự lắng đọng sắt của huyết thanh cũng góp phần vào sự hình thành cao răng. Tế bào biểu mô trong miệng sẽ bám vào cao răng, tạo ra bề mặt lý tưởng cho các chất cặn khác để bám vào.

3. Các nguyên nhân hình thành cao răng

Những nguyên nhân phổ biến gây dẫn đến sự hình thành cao răng là: vi khuẩn trong miệng, chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách, di truyền và bệnh lý răng miệng (2).
– Vi khuẩn trong miệng: khoang miệng luôn chứa nhiều vi khuẩn, sẽ tác động lên các tàn dư thức ăn, tạo cặn cao răng
– Chế độ ăn uống: ăn nhiều thức ăn có đường và tinh bột, đồ uống có ga, hay thức ăn dính vào răng lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây cao răng
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách: nếu không vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách, vi khuẩn và các tàn dư thức ăn sẽ tích tụ và tạo thành cao răng. Việc không đánh răng đều đặn, không sử dụng chỉ nha khoa hoặc không sử dụng kỹ thuật đánh răng đúng cách cũng có thể góp phần vào hình thành cao răng
– Di truyền: nếu có người trong gia đình có vấn đề về cao răng, khả năng đời sau cũng có nguy cơ tương tự
– Bệnh lý răng miệng: người bị viêm nhiễm nướu, mất men răng, biến đổi cấu trúc răng, hoặc sự mất cân bằng axit trong miệng làm tăng nguy cơ xuất hiện cao răng

4. Một số tác hại của cao răng hình thành

Cao răng lâu ngày có thể gây ra các tác hại như: gây bệnh lý răng miệng, mất thẩm mỹ, hôi miệng và răng lung lay (3).
– Gây bệnh lý răng miệng: Vi khuẩn trong cao răng có thể gây sâu răng và viêm nướu, khiến men răng bị ăn mòn và nướu sưng đỏ, chảy máu, ê buốt răng.
– Mất thẩm mỹ: Mảng bám tích tụ có màu vàng nhạt làm mất đi màu sắc tự nhiên của răng, khiến người bệnh e ngại khi nói chuyện.
– Gây hôi miệng: Cao răng hình thành và tích tụ trong thời gian dài gây ra mùi hôi miệng khó chịu. Mùi hôi vẫn xuất hiện dù đã chải răng và dùng nước súc miệng. Người bệnh sẽ cảm thấy tự ti trong giao tiếp.
– Răng lung lay: Phần nướu bị vi khuẩn tấn công sẽ không còn khả năng giữ răng, khiến răng lung lay và thậm chí là rụng răng.

5. Vì sao nên lấy cao răng ngay khi có

Lấy cao răng ngay khi có mang lại nhiều lợi ích như: hạn chế bệnh lý răng miệng, răng trắng sáng hơn, loại bỏ mùi hôi, giúp răng chắc khỏe và bảo vệ xương hàm.
5.1. Hạn chế bệnh lý răng miệng
Lấy cao răng định kỳ sẽ làm giảm lượng vi khuẩn có hại trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
5.2. Răng trắng sáng hơn
Lấy cao răng sẽ loại bỏ các mảng bám màu vàng, nâu, đen,… tích tụ lâu ngày. Răng sẽ trở nên trắng sáng và có diện mạo khỏe mạnh hơn. Qua đó giúp nâng cao thẩm mỹ răng miệng, làm tăng tự tin khi nói chuyện và cười.
5.3. Cải thiện sức khỏe toàn thân
Làm sạch cao răng giúp hạn chế viêm nhiễm tới các cơ quan lân cận như viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng,… thậm chí cải thiện hiệu quả bệnh đái tháo đường, viêm phổi.
5.4. Lấy cao răng sẽ loại bỏ mùi hôi
Cao răng được làm sạch sẽ loại bỏ vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, mang lại hơi thở thơm mát và tăng tính tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
5.5. Lấy cao răng giúp răng chắc khỏe, bảo vệ xương hàm
Tích tụ nhiều cao răng trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng viêm lợi, tụt lợi, thậm chí là tiêu xương gây rụng răng. Lấy cao răng định kỳ sẽ giúp bảo vệ xương hàm và chân răng hiệu quả.

6. Lúc nào không nên lấy cao răng

Các trường hợp sau được khuyến cáo không nên đi lấy cao răng:
– Người mắc viêm nướu, viêm nha chu cấp tính, nướu lở loét, hoại tử cấp tính
– Người bị tắc nghẽn đường hô hấp trên, không thể thở được bằng mũi
– Viêm tủy cấp không chịu được nước lạnh hoặc độ rung của đầu lấy cao răng
– Người bệnh tiểu đường bị biến chứng nha chu nghiêm trọng
– Mắc một số bệnh như sốt xuất huyết, suy giảm miễn dịch, bệnh lý truyền nhiễm lây qua đường nước bọt, không cầm máu được, rối loạn đông máu,…
– Người mắc bệnh lý thần kinh, co giật, không làm chủ hành vi

7. Quy trình lấy cao răng

Quy trình lấy cao răng trong nha khoa gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám ban đầu
Bác sĩ sẽ thăm khám để xác định mức độ vôi răng của khách hàng và căn cứ vào đó để lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh răng
Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng để làm sạch miệng và giảm tối đa vi khuẩn, ngăn nguy cơ nhiễm khuẩn khi lấy cao răng.
Bước 3: Lấy cao răng
Tiếp theo là khâu loại bỏ cao răng từ bề mặt răng và dưới bờ lợi. Bác sĩ sử dụng dao siêu âm và dụng cụ hút để loại bỏ cao răng và các chất lỏng trong quá trình thực hiện.
Bước 4: Đánh bóng răng
Sau khi lấy cao răng sẽ tiến hành đánh bóng răng để làm sạch bề mặt răng và làm cho răng trở nên sáng, mịn hơn.
Bước 5: Vệ sinh răng miệng
Bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng chăm sóc răng miệng và tránh tái phát cao răng. Nếu có bất kỳ vấn đề về răng miệng, bác sĩ sẽ đề xuất lịch tái khám để điều trị toàn diện.

8. Cách lấy cao răng tại nhà

Lấy cao răng tại nhà là giải pháp an toàn và tiết kiệm được nhiều người áp dụng hiện nay.
8.1. 5 Cách tự lấy cao răng tại nhà
Nếu chưa có thời gian đến phòng khám nha để lấy cao răng thì hãy áp dụng 1 trong 5 cách đơn giản dưới đây.
8.1.1. Cách lấy cao răng bằng muối kết hợp với chanh
Muối và chanh được sử dụng để làm sạch cao răng nhờ vào tính chất chống khuẩn và kháng viêm của chúng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Trộn một muỗng cà phê muối và một muỗng cà phê nước chanh tươi để tạo thành một hỗn hợp đặc.
Bước 2: Dùng bàn chải đánh răng lấy một ít hỗn hợp trên và chải răng như thông thường trong khoảng 2 – 3 phút.
Bước 3: Cuối cùng, súc miệng lại vài lần bằng nước sạch.
Lặp lại 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ thấy các mảng bám, cao răng được loại bỏ đáng kể.
8.1.2. Cách cạo vôi răng với baking soda
Baking soda có tính kiềm giúp tạo môi trường kiềm trong miệng, từ đó làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây hại và loại bỏ cao răng dễ dàng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Pha trộn một muỗng cà phê baking soda với một ít nước.
Bước 2: Dùng bàn chải đánh răng lấy một ít hỗn hợp và chải răng như thông thường trong khoảng 2 – 3 phút.
Bước 3: Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
Thực hiện 1 – 2 lần/ tuần để đảm bảo hiệu quả.
8.1.3. Cách lấy cao răng bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa axit lauric có khả năng kháng vi khuẩn và chống viêm. Khi sử dụng dầu dừa để làm sạch cao răng, axit lauric sẽ tác động trực tiếp vào bề mặt răng, giúp làm mềm mảng cao răng và loại bỏ vi khuẩn khuẩn gây hại.
Cách thực hiện:
Bước 1: Lấy một muỗng cà phê dầu dừa và cho vào miệng.
Bước 2: Súc miệng bằng dầu dừa trong khoảng 2 – 3 phút.
Bước 3: Sau đó, nhổ dầu dừa ra và rửa miệng bằng nước ấm.
Thực hiện hàng ngày để có hiệu quả.
8.1.4. Cách lấy sạch cao răng bằng dầu ô liu
Dầu ô liu có chứa các chất chống vi khuẩn tự nhiên như polyphenol và hydroxytyrosol. Đây là các hoạt chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, bao gồm cả các vi khuẩn gây cao răng và hôi miệng.
Bên cạnh đó, dầu ô liu còn có khả năng loại bỏ các cặn bám và mảng bám trên bề mặt cao răng thông qua tính chất làm mềm như dầu dừa. Nhờ vậy, khi bạn sử dụng dầu ô liu, nó có thể làm mềm và loại bỏ những mảng bám trên bề mặt răng, giúp làm sạch và làm trắng răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
Bước 1: Lấy một muỗng cà phê dầu ô liu và cho vào miệng.
Bước 2: Súc miệng bằng dầu ô liu trong khoảng 2 – 3 phút.
Bước 3: Sau đó, nhổ dầu ô liu ra và rửa miệng bằng nước ấm.
Thực hiện hàng ngày để có hiệu quả.
8.1.5. Cách lấy cao răng bằng vỏ cam
Vỏ cam có cấu trúc sợi và chất xơ khá cứng, khi cắn và nhai, chúng có thể tác động mạnh lên bề mặt cao răng. Điều đó giúp loại bỏ mảng bám và các tạp chất trên bề mặt răng, đồng thời kích thích các khu vực khó tiếp cận như giữa các rãnh răng.
Bên cạnh đó, vỏ cam còn chứa các axit tự nhiên như axit citric và axit ascorbic, có tính chất làm sạch tự nhiên. Khi nhai vỏ cam, các lại axit trong vỏ cam có thể làm tan mảng bám và căn bẩn trên răng, nhờ vậy sẽ giúp làm sạch và làm sáng bề mặt răng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch vỏ cam và phơi hoặc sấy cho đến khi vỏ cam hoàn toàn khô.
Bước 2: Dùng tay hoặc dùng máy xay nhỏ vỏ cam đã khô cho đến khi thành bột mịn.
Bước 3: Lấy một lượng nhỏ bột vỏ cam và trộn đều với kem đánh răng thông thường.
Bước 4: Sử dụng hỗn hợp vỏ cam và kem đánh răng để chải răng như bình thường. Chải răng nhẹ nhàng trong 2 phút.
Bước 5: Sau khi chải răng, súc miệng kỹ bằng nước sạch để loại bỏ các tạp chất và bã nhờn.
8.2. Lợi ích và hạn chế khi tự lấy cao răng tại nhà
Việc tự lấy cao răng tại nhà mang lại rất nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí và thời gian, thuận tiện và dễ dàng thực hiện. Thế nhưng cũng tồn tại không ít hạn chế.
+ Lợi ích khi lấy cao răng tại nhà:
– Tiết kiệm chi phí: tự lấy cao răng tại nhà giúp tiết kiệm được một khoản tiền khi chỉ sử dụng các nguyên liệu có sẵn
– Tiết kiệm thời gian: không cần phải xếp lịch hẹn và đến phòng khám nha khoa, bạn có thể tự lấy cao răng tại nhà linh hoạt và tiện lợi
– Thuận tiện: có thể tự lấy cao răng tại nhà mà không cần phải ra khỏi nhà, đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi
+ Hạn chế khi tự lấy cao răng tại nhà:
– Gây tổn thương, đau đớn và khó chịu: lấy cao răng đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và quy trình đúng cách. Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, có thể gây tổn thương cho răng và nướu dẫn đến tình trạng đau đớn và khó chịu
– Rủi ro nhiễm trùng: sử dụng công cụ không vệ sinh hoặc không đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng trong miệng. Việc không tuân thủ quy trình vệ sinh và khử trùng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng
– Tính hiệu quả không cao: tự lấy cao răng chỉ thích hợp cho các trường hợp như cao răng không nhiều, không có bệnh lý. Với các vấn đề nha khoa phức tạp hơn như viêm nướu nghiêm trọng, sâu răng sâu hoặc các vấn đề răng miệng khác, cần tìm đến nha khoa để được chẩn đoán và điều trị
– Mất nhiều thời gian thực hiện: các cách tại nhà luôn đòi hỏi sự kiên trì, bởi cao răng sẽ không được loại bỏ hết hoặc chỉ một phần rất ít trong lần thực hiện đầu tiên

9. Các câu hỏi thường gặp về cao răng

Dưới đây là các câu hỏi phổ biến về cao răng mà Nha khoa Paris đã tổng hợp và giải đáp:
9.1. Lấy cao răng có đau không
Lấy cao răng sẽ không gây ra tình trạng đau đớn hay khó chịu. Quá trình thực hiện sẽ chỉ tác động và loại bỏ mảng bám cứng đầu trên bề mặt răng nhẹ nhàng bằng dụng cụ chuyên khoa, không gây ảnh hưởng đến nướu và răng (4).
Khách hàng có thể cảm thấy ê răng trong lần đầu thực hiện chứ không đau đớn. Tuy nhiên với những lần lấy cao răng sau, cảm giác ê buốt răng sẽ giảm đi.
9.2. Tần suất lấy cao răng bao nhiêu
Tần suất lấy cao răng khuyến cáo là từ 3 – 4 tháng/lần đối với người lớn có nhiều cao răng do bề mặt răng sần sùi, nên dễ tích tụ và hình thành cao răng.
Người lớn có ít cao răng và bề mặt răng nhẵn bóng có thể lấy cao răng từ 5 – 6 tháng/lần.
Còn với trẻ em, tần suất lấy cao răng là 5 – 6 tháng/lần để tránh tác động không tốt đến sự phát triển của răng và nướu.
9.3. Mẹ bầu có lấy cao răng được hay không
Mẹ bầu có thể thực hiện lấy cao răng như bình thường để đảm bảo về sức khỏe răng miệng. Bởi quá trình lấy cao răng là thủ thuật nha khoa đơn giản và không đòi hỏi việc uống thuốc hoặc phẫu thuật. Quá trình thực hiện sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho mẹ bầu cũng như thai nhi.
Giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 của thai kỳ là thời điểm thích hợp nhất để cạo vôi răng. Trước khi lấy cao răng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến ​​và hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
9.4. Lấy cao răng bao lâu thì ăn được bình thường
Sau khi cạo vôi răng cần đợi từ 1 – 2 giờ là có thể ăn uống được như bình thường. Vì sau khi vừa thực hiện xong răng sẽ hơi ê buốt nhẹ nên tránh ăn uống ngay.
Cạo vôi răng chỉ tác động đặc biệt đến phần vôi răng bám bên ngoài mà không ảnh hưởng đến cấu trúc răng bên trong. Khách hàng có thể thưởng thức các loại thức ăn mà không lo lắng về vấn đề đau nhức hay nhạy cảm sau khi cạo vôi răng.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây của Nha khoa MedDental đã giúp khách hàng giải đáp được cao răng là gì. Có thể thấy, cao răng được hình thành theo cơ chế tự nhiên và bất kỳ ai cũng đều gặp phải. Tuy nhiên, với những tác hại tiềm ẩn của chúng thì mỗi người nên xây dựng thói quen đi lấy cao răng định kỳ tại nha khoa.
Đặt lịch khám

Các tin khác

Các biểu hiện sốt mọc răng và cách khắc phục cha mẹ cần biết

Các biểu hiện sốt mọc răng và cách khắc phục cha mẹ cần biết

Trẻ nhỏ bị sốt là nỗi lo thường trực của nhiều bậc phụ huynh. Sốt ở trẻ có thể xảy đến ...
(20/08/2023)
Nong hàm có làm thay đổi khuôn mặt hay không?

Nong hàm có làm thay đổi khuôn mặt hay không?

Nong hàm được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực nha khoa nhằm giúp cho răng mọc sai lệch dễ ...
(01/06/2024)
Bị đau quai hàm gần tai bên trái và các bệnh nha khoa có liên quan

Bị đau quai hàm gần tai bên trái và các bệnh nha khoa có liên quan

Bị đau quai hàm gần tai bên trái có thể do các vấn đề về răng miệng gây nên. Để bảo ...
(20/08/2023)
Nhổ răng khôn có ảnh hưởng thần kinh không?

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng thần kinh không?

Nhổ răng khôn không hề gây ảnh hưởng thần kinh. Trường hợp ảnh hưởng là do nha sĩ kém tay nghề ...
(01/06/2024)
Những tác dụng phụ của thuốc gây tê khi nhổ răng nên biết

Những tác dụng phụ của thuốc gây tê khi nhổ răng nên biết

Tiêm thuốc tê là một trong những bước cần thiết khi nhổ răng. Mục đích là để bệnh nhân không cảm ...
(23/06/2024)
Thang đo độ trắng của răng - Cách so màu răng

Thang đo độ trắng của răng - Cách so màu răng

Màu răng thông thường được chia theo nhiều cấp độ và có nhiều thang đo độ trắng của răng khác nhau, ...
(20/08/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc