Tụt nướu răng là tình trạng sự liên kết giữa nướu và chân răng bị mất dần đi. Ở những người bị tụt nướu, chân răng sẽ lộ ra nhiều, nướu bị mòn đi và rất dễ chảy máu khi có các tác động mặc dù lực tác động không quá lớn.
Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến răng bị tụt nướu, một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân dẫn đến tụt nướu răng
Tụt nướu răng chắc chắn sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho người mắc, khiến người mắc ăn không ngon, ngủ không yên, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến sức khỏe ngày càng suy yếu.
Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu răng bị tụt nướu hoặc các triệu chứng bất thường khác, bạn nên tới phòng khám nha khoa để được chữa trị đúng cách và kịp thời. Tùy theo tình trạng của mỗi người và nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án khắc phục phù hợp:
Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng và nướu
Như đã đề cập ở trên, hành động chải răng sai cách cũng góp phần làm cho nướu răng nhanh bị tụt hơn. Do đó, biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này chính là tạo dựng thói quen vệ sinh răng khoa học, đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải định kỳ để đạt hiệu quả làm sạch răng tốt nhất.
Khi tình trạng viêm nha chu, viêm nướu chưa gây ê buốt nhiều, các triệu chứng còn chưa rõ ràng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám trên răng và làm sạch khu vực nướu bị tụt.
Cạo vôi răng sẽ đem đến cho bạn hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh, loại bỏ các tác nhân gây mùi hôi trong miệng, kiểm soát vi khuẩn gây tụt nướu. Nhờ vậy, nướu răng của bạn sẽ từ từ phục hồi trở lại.
Khi tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc các biện pháp điều trị khác như:
Cạo vôi răng để cải thiện viêm nướu trong trường hợp nhẹ
Nếu nguyên nhân gây tụt nướu là do mất răng lâu năm khiến xương hàm tiêu biến thì khách hàng cần trồng răng implant trước, sau đó kiểm tra tình trạng tụt lợi và cân nhắc có nên ghép vạt nướu hay không.
Như vậy, tụt nướu răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân ứng với mỗi nguyên nhân, mỗi tình trạng bệnh lại có những biện pháp điều trị tương ứng khác nhau. Để nắm rõ tình hình răng miệng của mình cũng như biện pháp điều trị phù hợp, bạn cần tới gặp bác sĩ và thăm khám cụ thể.