Loading...
Tin tức  Tin nha khoa

NGUYÊN NHÂN GÂY SƯNG “KÉO DÀI” TRỒNG RĂNG IMPLANT VÀ CÁCH THỨC XỬ LÝ AN TOÀN, HIỆU QUẢ

15:00 | 22/09/2023
Sưng là một phản ứng hết sức bình thường của cơ thể đối với các chấn thương, đối với việc cấy ghép Implant, sau khi cắm trụ vào xương hàm, do tác động xâm lấn trong quá trình thực hiện nên mặt của bạn sẽ có thể bị sưng trong vòng 1-2 ngày đầu.
Vấn đề cần lưu tâm là khi sưng tấy kéo dài thì lại liên quan đến những nguyên nhân khác như nhiễm trùng, trụ Implant đào thải, phù nề…
Hãy tìm hiểu thật chi tiết về các lý do gây nên các biến chứng để có được phương pháp xử lý phù hợp nhất:

1.1. Răng Implant bị viêm

Răng Implant bị viêm nhiễm là một trong những biến chứng vô cùng nghiêm trọng xảy ra do các nguyên nhân như quá trình chăm sóc hậu phẫu không tốt, dụng cụ phẫu thuật không được vô trùng… khi đó bệnh nhân không chỉ bị sưng tấy nghiêm trọng mà còn kèm theo tình trạng đau nhức dữ dội, mưng mủ, có mùi hôi.

1.2. Răng Implant bị đào thải

Đây là hiện tượng trụ Implant và ổ xương hàm tích hợp không thành công. Trụ Implant không tích hợp được sẽ không đảm bảo về tính ổn định, sự chắc chắn và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai của răng giả.
Trường hợp thứ 2 có thể gây đào thải trụ implant là do chưa xử lý hết ổ viêm nhiễm trước khi tiến hành cấy ghép.

Răng Implant bị nhiễm trùng

1.3. Tổn thương dây thần kinh và các mô nướu xung quanh

Trong trường hợp như bác sĩ thực hiện sai 1 vài kỹ thuật nhỏ như khoan quá sâu, thao tác quá mạnh trong quá trình cấy ghép trụ Implant, bác sĩ sẽ tiến hành rạch lợi, mở xương để thuận lợi cắm trụ vào ổ xương hàm, các hệ lụy có thể xảy ra như sau:
· Tổn thương dây thần kinh và các mô mềm xung quanh một cách nghiêm trọng khiến bạn bị sưng tấy, đau nhức.
· Đối với tình trạng tổn thương dây thần kinh còn khiến cho vùng mặt bị căng cứng, tê bì, mất cảm giác ở môi, má…
· Việc tổn thương dây thần kinh là một trong những biến chứng trồng răng Implant phức tạp và việc điều trị cũng không dễ dàng chút nào.

1.4. Phù nề

Phù nề là một biến chứng của sự tích tụ dư thừa dịch huyết tương tại vùng bị tổn thương. Khi sự tích tụ huyết tương quá lớn thì tất nhiên sẽ khiến cho vết thương bị sưng tấy nghiêm trọng, thậm chí còn bị sưng cả vùng mặt phía bên ngoài.

1.5. Chưa xử lý hết ổ viêm nhiễm trước khi cấy trụ

Giai đoạn trước khi cắm trụ, các bác sĩ phải xử lý hết các vùng phẫu thuật bị nhiễm trùng. Nếu chưa xử lý hết các tác nhân gây nhiễm trùng, thì chắc chắn vùng nướu và mặt sẽ bị sưng lâu ngày.
Với những thông tin đáng lo ngại về biến chứng sưng đau sau cấy ghép Implant, chúng ta cần tìm hiểu những phương pháp xử lý triệt để như sau:
Để giảm sưng tấy, đau nhức nhanh chóng bạn nên chườm lạnh, uống thuốc theo đơn, chăm sóc răng miệng đúng cách….

2.1. Chườm lạnh
· Trong 2 – 3 ngày đầu tiên sau khi cấy trụ Implant bạn nên áp dụng phương pháp chườm lạnh, đây luôn là một trong những giải pháp đầy hữu ích bạn không nên bỏ qua.
· Bạn chỉ cần lấy vài viên đá bọc vào túi hoặc miếng vải sạch, áp nhẹ túi chườm lên vùng mặt bị sưng trong 10 phút, thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau từ 4 – 6 tiếng.
· Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên da hoặc đè mạnh vào vùng sưng,vì dễ gây bỏng lạnh, sưng tấy hơn và đau nhức dữ dội.
· Vào những ngày sau bạn nên chuyển sang chườm nóng để cải thiện tình trạng bầm tím, giúp lưu thông máu tốt hơn đến vùng phẫu thuật để vết thương nhanh chóng lành
2.2. Uống thuốc theo đơn của bác sĩ
· Bác sĩ MedDental sẽ kê các loại thuốc giảm đau, chống phù nề, kháng viêm sau khi cấy ghép trụ Implant.
· Vì vậy, bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng đơn của bác sĩ đã kê, không được tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc hay cách sử dụng vì những sự thay đổi đó sẽ khiến vết thương lâu lành hơn cũng như tiềm ẩn các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
2.3. Chăm sóc răng miệng đúng cách
· Trong ngày đầu tiên sau khi cấy trụ bạn không nên chải răng, súc miệng nước muối loãng hay khạc nhổ quá mạnh.
· Từ ngày thứ hai trở đi bạn đã có thể đánh răng một cách nhẹ nhàng, nhưng nếu vẫn còn đau nhiều thì chỉ nên súc miệng nước muối để giúp kháng viêm, giảm sưng hiệu quả.
· Khi chải răng cần tránh chải trực tiếp vào vùng phẫu thuật.
· Nên sử dụng thêm cả chỉ nha khoa để loại bỏ các cặn thức ăn, mảnh bám quanh vị trí cấy trụ cũng như các kẽ răng.
2.4. Có chế độ ăn uống phù hợp
Nếu bạn lựa chọn các thực phẩm không phù hợp thì cũng làm tăng nguy cơ trụ Implant bị đào thải, vì vậy cần có chế độ ăn uống tốt nhất cho sức khỏe nha khoa sau cấy ghép:
· Bạn nên ăn thức ăn mềm, lỏng như súp, cháo trong một hoặc hai tuần đầu.
· Các thực phẩm mát như sữa chua, sinh tố… cũng phần nào giảm bớt tình trạng sưng tấy.
· Nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, vitamin D… giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
· Kiêng đồ ăn cứng, dai, giòn trong 1 – 2 tuần đầu để đề phòng rách vết thương và kích thích trụ Implant bên dưới.
· Không ăn đồ quá cay, nóng trong khoảng thời gian đầu vì có thể làm kích ứng vết thương.
· Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… dễ khiến trụ Implant bị đào thải, xảy ra biến chứng nhiễm trùng.
2.5. Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh
· Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi và thư giãn trong vài ngày đầu cũng giúp giảm tình trạng sưng tấy sau khi cấy trụ Implant.
· Bệnh nhân không nên vận động mạnh vì càng khiến cơ thể mệt mỏi, chưa kể có thể khiến vết thương bị sưng tấy, đau nhức nhiều hơn.
· Tuy rằng trồng răng Implant bị sưng là một hiện tượng phản ứng bình thường của cơ thể, thế nhưng chúng ta không nên chủ quan và nhất là khi tình trạng đó lại kéo dài. Nếu như bị sưng nhiều ngày kèm theo các triệu chứng bất thường khác, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ điều trị.
Đặt lịch khám

Các tin khác

Bị nhiệt miệng nên làm gì?

Bị nhiệt miệng nên làm gì?

Bị nhiệt miệng nên làm gì? Ăn uống như thế nào để các nốt nhiệt nhanh khỏi là vấn đề được ...
(20/08/2023)
Bàn chải điện nào tốt và nên sử dụng?

Bàn chải điện nào tốt và nên sử dụng?

Bạn đang phân vân chưa biết bàn chải điện nào tốt? Bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sản ...
(20/08/2023)
Quy luật gọi tên và số thứ tự răng trên cung hàm

Quy luật gọi tên và số thứ tự răng trên cung hàm

Các răng của chúng ta được sắp xếp theo một quy luật nhất định và cân đối trong khoang miệng. Mỗi ...
(21/08/2023)
Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị khi bị sưng lợi

Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị khi bị sưng lợi

Bị sưng lợi là vấn đề răng miệng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Trong bài ...
(20/08/2023)
KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Răng khôn là vấn đề muôn thuở chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết nhưng khi nào nên nhổ răng ...
(04/01/2024)
Hay chảy máu chân răng là biểu hiện của bệnh gì?

Hay chảy máu chân răng là biểu hiện của bệnh gì?

Hay chảy máu chân răng là biểu hiện thường bị bỏ qua tuy nhiên, ít ai biết rằng chúng là biểu ...
(20/08/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc