Đau răng hàm có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, bệnh nha chu, chấn thương, mọc răng khôn,… Với những nguyên nhân này, biện pháp duy nhất để khắc phục triệt để vấn đề đau răng hàm là áp dụng các biện pháp chữa trị chuyên khoa.
Nếu chưa có thời gian tới phòng khám nha khoa, cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau để cải thiện cảm giác đau nhức ngay tại nhà:
Khi thực hiện cách này, bạn nên bọc đá bên trong miếng vải, khăn sạch, không nên chườm đá trực tiếp lên da hay đặt viên đá lên răng đang bị đau để tránh gây thương tổn các mô.
Cách giảm đau răng hàm bằng nước trà xanh
Nước trà xanh có đặc tính kháng khuẩn cao, chúng có thể giúp bạn làm chậm sự tiến triển của bệnh lý sâu răng và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm nướu răng.
Bạn có thể tự làm nước súc miệng bằng cách pha nước cốt chanh với nước ấm. Biện pháp này sẽ giúp khoang miệng sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và gây hại cho răng nướu. Sau khi súc miệng với nước cốt chanh, bạn cần súc miệng lại hoặc uống nước lọc để loại bỏ lượng axit bám lại trên răng.
Sử dụng lá trầu không giúp cải thiện tốt cảm giác đau răng
Chuẩn bị 2 – 3 lá trầu không, rửa sạch và giã nhỏ sau đó hòa cùng 1 chén rượu. Để yên trong khoảng 10 phút sau đó gạn lấy phần nước trong. Súc miệng bằng nước này bạn sẽ cảm thấy cơn nhắc được cải thiện rõ rệt.
Chú ý: Các cách giảm đau răng hàm trên chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng trong trường hợp cơn đau không quá nghiêm trọng, chúng không thể giải quyết triệt để nguyên nhân gây đau nên ngay khi sắp xếp được thời gian, bạn nên tới nha khoa để khám và chữa trị kịp thời.
Khi răng hàm có biểu hiện đau nhức, bạn nên tìm tới nha khoa gần đây để khám và chữa trị kịp thời.
Tại nha khoa, các bác sĩ sẽ khám răng miệng tổng quát cho bạn và chụp phim X – quang nếu cần. Từ kết quả thu được, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, mức độ bệnh lý và tư vấn cho bạn biện pháp chữa trị phù hợp.
Trước tiên, bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn ổ viêm, vi khuẩn gây bệnh, các yếu tố nguy cơ và khắc phục triệt để bệnh lý đang mắc phải. Nếu răng bị sâu, viêm tủy thì sau khi loại bỏ mô răng, mô tủy hư tổn, hình dáng răng sẽ được khôi phục lại bằng biện pháp trám răng hoặc bọc sứ.
Kỹ thuật trám răng tại nha khoa
Dựa vào tình trạng và kích thước của mô răng còn lại, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp khắc phục phù hợp, có thể là trám răng, bọc răng sứ hoặc nhổ răng.
Nhổ răng là phương án cuối cùng và chỉ được áp dụng khi răng thương tổn quá nặng, không thể bảo tồn được nữa. Sau khi nhổ bỏ răng, bạn nên phục hình lại bằng cấy ghép Implant để ngăn chặn biến chứng tiêu xương.
Nếu cảm giác đau răng hàm đến từ tình trạng răng khôn mọc bất thường như mọc lệch, mọc ngầm thì nhổ răng khôn sẽ là giải pháp tốt nhất.
Không giống với các răng bình thường khác, răng khôn không giữ vai trò ăn nhai hay thẩm mỹ. Hơn nữa, chiếc răng này mọc lên còn làm tăng khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến răng, nướu bởi chúng nằm ở góc hàm trong cùng, rất khó vệ sinh. Vì vậy, bác sĩ nha khoa thường khuyên khách hàng nhổ bỏ.
Nên nhổ răng khôn khi chúng mọc bất thường
Như vậy, cách giảm đau răng hàm triệt để nhất là điều trị chuyên sâu tại nha khoa. Nếu bạn đang bị các cơn đau nhức răng làm phiền, hãy tới Hệ thống nha khoa Medlatec - MeDental để các chuyên gia tại đây trực tiếp thăm khám và tư vấn nhé.