Loading...
Tin tức

Các loại thuốc ngậm chắc răng có thành phần tự nhiên

21:21 | 20/08/2023

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đến tình trạng răng không chắc, dễ lung lay nhưng điểm chung là nguời mắc phải vấn đề này đều gặp khá nhiều bất tiện trong khi ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Để có thể ngăn chặn các vấn đề đó xảy ra, chúng tôi sẽ chia sẻ một số bài thuốc ngậm chắc răng tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

1. Các loại thuốc ngậm chắc răng tự nhiên

Ngậm gì để răng được chắc khỏe là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Ngoài việc vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày, bạn cũng đừng bỏ qua những nguyên liệu dùng để làm thuốc ngậm chắc răng vừa rẻ, vừa dễ tìm này nhé.

- Nước muối

Nước muối luôn đứng ở vị trí đầu danh sách trong vệ sinh răng miệng và làm chắc khỏe răng. Muối có khả năng sát trùng, kháng viêm tốt, làm sạch chân răng, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, ngừa vi khuẩn, tiêu sưng hiệu quả. Ngậm nước muối mỗi ngày không chỉ giúp cho nướu, chân răng được chắc khỏe mà còn giúp bề mặt răng luôn sáng bóng, tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ mảng bám vô cùng hiệu quả.

Chỉ cần pha vào hạt muối với nước ấm và ngậm trong 2 đến 3 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Duy trì phương pháp làm răng chắc khỏe này giúp nâng cao sức khỏe răng miệng, hạn chế phải đến nha khoa.

- Nước trà xanh

Ngậm hoặc uống trà xanh giúp răng chắc khỏe

Ngậm hoặc uống trà xanh giúp răng chắc khỏe

Nếu trà đen là nguyên nhân làm răng bị ố vàng thì trà xanh lại được đánh giá là loại dược liệu tốt với răng miệng. Đây chính là lý do bạn vẫn luôn thấy trà xanh là một trong các thành phần có trong kem đánh răng, nước súc miệng,... Trà xanh có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, phá hủy các vi khuẩn hình thành mảng bám, ngăn ngừa hiện tượng sâu răng, giúp hơi thở luôn luôn thơm mát.

Vào mỗi buổi sáng, bạn pha 1 cốc trà xanh, vừa có thể dùng để ngậm hoặc uống. Cách chăm sóc răng miệng tại nhà này không chỉ tốt cho sức khỏe răng miệng, làm cứng chắc răng mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, giảm cân, lão hóa,...

- Nước bí đao

Bí đao là một loại quả giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Và đây cũng là một trong các nguyên liệu được sử dụng nhiều trong vệ sinh răng miệng, tăng độ chắc khỏe cho răng.

Bạn có thể dùng phần hoa, hạt hay thịt của quả bí đao, đun thành nước để súc miệng. Dùng nước này súc 2 đến 3 lần mỗi ngày để giúp răng được sáng bóng, là phương pháp làm răng chắc khỏe hiệu quả.

- Rượu hạt cau

Rượu hạt cau cũng là một trong các phương thuốc ngậm chắc răng dân gian đem lại hiệu quả cao, giúp ngăn ngừa sâu răng, giảm đau và giúp răng chắc khỏe rất tốt. Bạn nên sử dụng rượu hạt cau đã được ngâm từ 1 đến 2 tháng, vì lúc này các dưỡng chất mới có thể ngấm, khi dùng sẽ nâng cao hiệu quả hơn. Có thể ngậm nguyên chất hay pha loãng với nước nếu như bạn vẫn chưa quen. Thực hiện ngậm vào buổi tối và buổi sáng để có thể khắc phục được tình trạng răng bị lung lay.

- Hạt bầu

Hạt bầu có công dụng giảm sưng lợi hiệu quả

Hạt bầu có công dụng giảm sưng lợi hiệu quả

Hạt bầu có tác dụng giải nhiệt, tính mát giúp giải độc và thanh nhiệt cơ thể hiệu quả. Đồng thời, cũng là nguyên liệu tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn. Đun hạt bầu với nước, sau đó dùng nước đó để súc miệng, giúp suy giảm tình trạng răng lung lay, sưng lợi hiệu quả.

Những nguyên liệu trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không có tác dụng thay thế thuốc, nếu bạn đang có các vấn đề về sức khỏe răng miệng như răng bị lung lay. Biện pháp tốt nhất vẫn nên đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị sớm nhất.
 

2. Một số lưu ý chăm sóc răng để tránh tình trạng lung lay xảy ra

Ngoài quan tâm và tìm hiểu những bài thuốc ngậm chắc răng thì mọi người cũng nên lưu tâm đến cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng của mình. Vì điều đó sẽ hạn chế được tình trạng răng lung lay, đau nhức, ê buốt khó chịu xảy ra.

Không nên đánh răng quá nhiều lần một ngày

Không nên đánh răng quá nhiều lần một ngày

  • Đừng đánh răng quá nhiều lần: chỉ nên đánh răng 2 đến 3 lần một ngày. Việc đánh răng quá nhiều lần một ngày làm mòn men răng, khiến cho răng bị yếu dần dễ bị lung lay.
  • Không nên đánh răng quá mạnh: Để làm sạch mảng bám, bạn phải chải đúng cách và kỹ thuật, chải mạnh chỉ càng làm nướu, răng bị tổn thương.
  • Không nên sử dụng tăm xỉa răng: Bạn có thể lấy thức ăn bị mắc vào kẽ răng với chỉ nha khoa thay vì tăm. Điều này có thể hạn chế xảy ra tình trạng răng yếu, bảo vệ răng lợi và giúp cho cơ thể tránh được những tạp chất trên tăm.
  • Thăm khám định kỳ 6 tháng một lần: Mặc dù răng của bạn vẫn khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị đau nhức thì bạn vẫn nên kiểm tra định kỳ. Điều này có thể giúp bạn loại bỏ mảng bám, vôi răng và phát hiện bệnh lý tiềm ẩn rất tốt.

Hy vọng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Các bài thuốc ngậm chắc răng trên đều là những nguyên liệu tự nhiên lành tính và hỗ trợ răng bạn chắc khỏe. Nhưng nếu trường hợp gặp phải các bệnh lý về răng miệng nặng, bạn cần phải đến nha khoa sớm nhất có thể, càng kéo dài sẽ càng để lại hậu quả nghiêm trọng.


 
Đặt lịch khám

Các tin khác

BÙNG NỔ ƯU ĐÃI LÊN ĐẾN 50% - DUY NHẤT TẠI CHI NHÁNH MÊ LINH

BÙNG NỔ ƯU ĐÃI LÊN ĐẾN 50% - DUY NHẤT TẠI CHI NHÁNH MÊ LINH

Tin vui cho khách hàng tại Mê Linh! Nha Khoa MedDental hân hoan mang đến chương trình "Bùng nổ ưu đãi" ...
(09/07/2024)
Cách có răng khểnh thẩm mỹ, tự nhiên và an toàn

Cách có răng khểnh thẩm mỹ, tự nhiên và an toàn

Răng khểnh được xem là một nét duyên giúp cho nụ cười trở nên cuốn hút, đặc biệt là ở những ...
(20/08/2023)
Tăm xỉa răng - Lợi ích mong manh và hệ lụy khó lường

Tăm xỉa răng - Lợi ích mong manh và hệ lụy khó lường

Sử dụng tăm xỉa răng sau khi ăn là thói quen của rất nhiều người. Mục đích là để loại bỏ ...
(23/06/2024)
Bí quyết đánh bay nhiệt miệng

Bí quyết đánh bay nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng cảm ...
(23/06/2024)
Những điều bạn cần nắm rõ khi nướu răng bị sưng

Những điều bạn cần nắm rõ khi nướu răng bị sưng

Nướu răng bị sưng có thể là dấu hiệu của tình trạng mọc răng khôn và nhiều bệnh lý nha khoa ...
(20/08/2023)
Đầu lưỡi nổi hột đỏ là biểu hiện của bệnh gì? Làm sao để chữa trị?

Đầu lưỡi nổi hột đỏ là biểu hiện của bệnh gì? Làm sao để chữa trị?

Đầu lưỡi nổi hột đỏ thường kéo theo các cảm giác đau rát, cộm vướng khó chịu. Đây có thể là ...
(20/08/2023)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Ghi chú: Các trường có dấu * là trường bắt buộc